Xây trụ sở ngàn tỷ: Bản chất vẫn là tiền người dân?
Vẫn là tiền ngân sách?
...
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, hình thức hợp đồng BT thiếu sự cạnh tranh nhưng lại hay được sử dụng dưới danh nghĩa ngân sách không đủ tiền. Trên thực tế, Nhà nước vẫn phải trả tiền, trong trường hợp này là trả bằng đất.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cũng thẳng thắn chỉ ra, hình thức hợp đồng BT thực ra là đổi đất lấy hạ tầng, một hình thức lấy tiền ngân sách, tức tiền thuế của người dân.
"Đó là tài sản của Nhà nước, không thể đổi chác được. Phải tổ chức 2 gói thầu riêng biệt: gói thầu một là bán dự án với mức giá nhất định, ai có tiền cũng có thể đến mua, kể cả nhà đầu tư hay nhà xây dựng. Thứ hai, đấu thầu thi công trụ sở. Nếu gộp 2 gói thầu này vào một chắc chắn sẽ thất thoát tiền nhà nước, thiếu minh bạch dẫn tới tiêu cực, tham nhũng".
Ông Đực ví dụ, miếng đất 5.000 tỷ đồng đấu giá có thể được 6.000 tỷ đồng trong khi bán cho nhà đầu tư chỉ được 5.000 tỷ. Công trình được giao lại cho nhà đầu tư xây dựng với giá 5.000 tỷ đồng nhưng có thể khi đấu thầu chỉ ở mức 4.000 tỷ.
Như vậy, tổng cộng Nhà nước đã bị thất thoát 2.000 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhấn mạnh, các địa phương không thể nói không dùng ngân sách Trung ương bởi họ lấy tài sản của địa phương bán cho doanh nghiệp.
"Ngân sách Trung ương hay địa phương thì vẫn là ngân sách, không thể đổi chác đất cho doanh nghiệp để lấy trụ sở" - ông Đực thẳng thắn.
Dân ngợp vì trụ sở như núi Thái Sơn
Theo ông Nguyễn Văn Đực, việc nhiều tỉnh, thành xây dựng trung tâm hành chính tập trung là đúng vì thực tế các sở, ngành nằm phân tán, giao thông, liên lạc khó khăn, mỗi sở, ngành là một hội trường, một phòng họp.
"Giả sử nếu tập trung 20 trụ sở lại thì chỉ cần 5 hội trường, không cần tới 20 hội trường. Ngay như việc treo cờ, 20 trụ sở là 20 cây cờ nhưng trung tâm hành chính tập trung thì chỉ có một. Do đó, nếu đưa các sở, ngành về một mối sẽ tiết kiệm cho ngân sách rất nhiều, từ những chuyện nhỏ nhặt như treo cờ, hội trường, phòng họp, bảo vệ, trồng cây...
Ngay cả việc bán trụ sở cũ lấy tiền cũng rất hợp lý. Nhưng có địa phương lại lợi dụng việc xây trụ sở để phô trương, cho thấy thủ tục hành chính càng nhiêu khê, phức tạp thì càng tăng số công chức, văn phòng, trụ sở lên mà thôi, không ích gì cho lợi ích quốc gia".
Ông Đực chỉ thẳng, nhiều tỉnh xây trụ sở quá to, quá hoành tráng, không gần gũi với nhân dân.
"Cũng giống như người dân đi chùa, chùa thấp, rộng làm người ta cảm thấy an lòng, dễ giãi bày. Còn ở đây, toà nhà hành chính trung tâm như núi Thái Sơn, ai vào cũng ngợp, không biết đường mà đi. Nó trấn áp người dân, khiến người ta cảm thấy xa lạ, xa lánh trụ sở công quyền.
Nhiều trụ sở sử dụng thang máy, máy lạnh quá nhiều rất lãng phí. Trong khi đất nước còn nghèo, doanh nghiệp khó khăn phải dừng hoạt động, phá sản, đến lúc ấy các công chức quản lý ai?"...
Thành Luân
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xay-tru-so-ngan-ty-ban-chat-van-la-tien-nguoi-dan-3242785/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét