Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Hà nội - thanh niên côn đồ hành hung thương binh sau va chạm giao thông !

Nhóm thanh niên hành hung một thương binh sau va chạm giao thông

authorVinh Hải Thứ Hai, ngày 30/01/2017 11:42 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Ông Hoàng Tiến Vinh – thương binh hạng 2/4, bị cụt một chân đã bị một nhóm thanh niên hành hung ngay trên đường sau khi xảy ra va chạm giao thông.

   


Những ngày qua, một clip khoảng hơn 2 phút vừa được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông lớn tuổi lái xe ba bánh bị một nhóm thanh niên truy đuổi trên đường, chặn lại rồi lao vào đánh đập dã man trước sự chứng kiến của nhiều người.

Bất chấp sự can ngăn của người đi đường, những thanh niên này vẫn lao vào đấm người đàn ông lớn tuổi. Sau đó, chúng khóa tay, áp giải lên xe máy chở đi nơi khác.

Giáo dục Việt nam đang làm gì ?

Giáo dục tạo nên sự trưởng thành về tư duy của thanh thiếu niên

(GDVN) - Giáo dục cũng không tạo ra nổi những tài năng. Nhưng có thể có những tài năng, nhiều tài năng nảy sinh nhờ một nền Giáo dục tử tế.
LTS – Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài mới của Nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm bàn về việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. 
Bài đầu tiên Cải cách nhà cải cách đăng ngày 1 tháng 1 năm 2017 nhằm giới thiệu nhóm Cánh Buồm cùng đông đảo bạn đọc. Tiếp theo là bài Định nghĩa lại khái niệm giáo dục mở đầu loạt bài do chính nhà giáo Phạm Toàn viết.
Các bài tiếp theo sẽ dựa trên định nghĩa gốc đã thay đổi đó. Mỗi bài sẽ mang một ý, cả chuỗi bài sẽ mang những ý tiếp nối nhau. Tất cả các bài sẽ cùng tập trung vào chủ đề: làm gì và làm theo cách nàođể xây dựng cho dân tộc ta một nền Giáo dục hiện đại hóa. 
Bài trước bạn đọc đã làm quen với định nghĩa lại khái niệm giáo dục, mà mệnh đề cơ bản cần ghi lại là“Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc”.
Trong bài này Nhà giáo Phạm Toàn sẽ giới thiệu về khái niệm “trưởng thành”, ý tưởng chính của bài này, tiếp nối ý tưởng của bài trước, trong ý tưởng chung của cả loạt bài.
Vài lời nói đầu

Lãnh đạo Quốc gia Mỹ " thiển cận " ? - Huy Đức.


  • 29 tháng 1 2017
Nước MỹBản quyền hình ảnhPOOL/GETTY
Image captionCó ý kiến cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá về tân chính quyền Donald Trump và cá nhân tân Tổng thống Mỹ.
"Một lãnh đạo quốc gia mà không trước hết nghĩ tới lợi ích quốc gia mình thì không bao giờ thành công. Nhưng một lãnh đạo quốc gia chỉ biết lợi ích của mình bất chấp thiên hạ thì chỉ là một kẻ thiển cận," nhà báo Huy Đức mở đầu một bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân của ông hôm 29/01/2017 về Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người mới tuyên thệ nhậm chức cách đây chưa lâu.
Trong bài viết với tựa đề vỏn vẹn một chữ là 'Trump', tác giả của 'Bên Thắng cuộc' chia sẻ:
"Khi nghe Trump tranh cử, tôi không muốn bình luận gì. Cái tài của Trump là đã khai thác được sự bất mãn của đông đảo dân chúng với Washington. Tầng lớp elite và báo chí Mỹ đã quá tự mãn và trịch thượng, họ quên rằng, trong thời đại ngày nay quyền lực thứ 4 có thể bị thách thức bởi những kẻ vận hành một cuộc chiến truyền thông phi quy ước, sử dụng fake news đánh những đòn dưới thắt lưng. Nhưng, khi Trump biến những tuyên bố lấy phiếu đó thành chính sách thì quả là tôi rất ngạc nhiên.
"Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể. Làm hả dạ đám đông có thể chỉ cần một kẻ hoạt ngôn nhưng làm chính sách lại cần phải có những cái đầu chiến lược."
Sau khi phân tích về động thái mà tác giả gọi là 'cố đấm' (ăn xôi) khi Tổng thống Donald Trump quyết tâm thực thi lời hứa của ông về xây 'bức tường khổng lồ' kiểm soát nhập cư bất h pháp dọc biên giới Mỹ với Mexico, nhà báo, blogger Huy Đức viết tiếp:
"Bảo hộ có thể giải quyết được nền kinh tế nội địa nhưng một khi làm kinh tế mà không hiệu quả, trong mạnh mà ngoài suy yếu, thị trường bị thu hẹp thì người mất trước tiên là Mỹ.
"Có thể có những người giỏi không giàu nhưng không có ai giàu mà không giỏi. Trump không chỉ giỏi mà còn tỏ ra ông ta là một con buôn xuất chúng.
"Nhưng, đã có những nhà kinh tế đoạt giải Nobel ra làm kinh doanh thất bại. Ngược lại, không phải cứ giỏi "phân lô bán nền" là có thể "bình thiên hạ" ngay."
Theo tác giả 'Bên Thắng cuộc', chính sách vĩ mô có điểm khác với thương trường, trong khi tầm nhìn của một nguyên thủ quốc gia không thể là trước mắt, là đáp ứng vội vàng hiệu chứng 'đám đông đang la ó' và cũng không được căn cứ trên nền tảng 'phi nhân bản', blogger từ Việt Nam đúc kết:
"Chính sách vĩ mô rất khác với thương trường. Có những ý tưởng làm thay đổi thế giới nhưng không mang lại tiền bạc cho một người. Lãnh đạo quốc gia cũng vậy, rất khác với con buôn, có những thứ lợi ích mà họ tạo ra không thể hạch toán được trong thế hệ mình và không phải cho gia đình họ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long
Image caption'Ông Trump, xin dùng từ ngữ phổ thông của Việt Nam, là quậy! Quậy để cho người ta để ý đến ông ấy,' Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine nói với BBC.
"Một tổng thống có tầm nhìn không vội vàng thỏa mãn đám đông đang la ó mà biết tiên liệu những mối đe dọa trong tương lai để đảm bảo an ninh lâu dài cho họ. Những quyết định có thể kiến tạo tương lai cho dân chúng không bao giờ có thể được đưa ra trên nền tảng phi nhân bản.
"Cho dù, yêu hay ghét Trump, chắc chắn ông ta sẽ còn được nhắc nhiều trong lịch sử trong khi nhiều người có thể quên Obama hay Clinton. Vấn đề là ông ta sẽ được nhắc đến như như thế nào. Theo Đức Giáo hoàng thì, "Chờ xem," cái nhìn của nhà báo Huy Đức từ Việt Nam kết luận bài viết.
Một Tổng thống 'quậy'
Còn từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, trong một chia sẻ ngay trước đêm Giao thừa và đón Tết Đinh Dậu, hôm thứ Sáu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cũng đưa ra bình luận với BBC về tân Tổng thống Mỹ, ông nói:
"Ông Trump, xin dùng từ ngữ phổ thông của Việt Nam, là quậy! Quậy để cho người ta để ý đến ông ấy.
"Nhưng tôi chưa chắc những chính sách của ông, kể cả chính sách đối ngoại và đối nội là đã suy nghĩ kỹ càng.
"Cho nên tôi nghĩ đây là một trường hợp rất đặc biệt. Tôi đã ở Mỹ từ cuối năm 1963 đến nay, qua 12 đời tổng thống, tôi chưa thấy đời tổng thống nào lại đặc biệt như đời tổng thống này."
Hôm thứ Bảy, trong một chia sẻ ngay tối mùng Một tết Đinh Dậu từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định cho BBC hay ông 'hoàn toàn ngạc nhiên' về tân Tổng thống Trump, đặc biệt trong một phát ngôn gần đây khi ông Trump đề cập việc có cho phép sử dụng lại hay không biện pháp tra tấn đặc biệt được biết tới là 'trấn nước' ở Hoa Kỳ.
Luật sư Lê Công Định nói: 
"Tôi hoàn toàn ngạc nhiên về phát biểu của ông Donald Trump, bởi vì đối với một tư tưởng tôn trọng nhân quyền mà một ai có được bình thường thôi, thì cũng nghĩ hành động dùng đến nhục hình, tra tấn là không thể chấp nhận được. 
"Và nhất là để phục vụ mục đích là truy xét để rồi bỏ tù họ, thì càng không thể chấp nhận.
Luật sư Lê Công ĐịnhBản quyền hình ảnhPHUONG NGO BBC
Image captionLuật sư Lê Công Định 'ngạc nhiên' về quan điểm và phát ngôn của Tổng thống Donald Trump đối với vấn đề liên quan 'tra tấn và sử dụng nhục hình'.
"Mà một người như ông Donald Trump là Tổng thống của một cường quốc chủ xướng về vấn đề tự do và dân chủ trên thế giới mà lại phát biểu như vậy, thì thực sự mà nói, tôi rất là ngạc nhiên.
"Ở trong vị trí của mình, tôi hoàn toàn phản đối chuyện đó và đối với tôi, chuyện đó là không thể chấp nhận được," Luật sư nói với BBC hôm 28/01.

Hai cách nhìn về Trump

Mới đây, cũng từ Hoa Kỳ, học giả Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư về chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học George Mason cũng chia sẻ với BBC về hai cách nhìn đối với ông Trump và nội các 'có nhiều người giàu' với cả tỷ phú lẫn nhiều triệu phú của ông.
Trước câu hỏi một chính phủ như thế liệu có thể đại diện cho tiếng nói của người dân hay không, như Tổng thống Trump tuyên bố trong diễn văn nhậm chức hôm 20/01 tại Washington D.C, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm:
"Có thể nói có hai cách nhìn, cách nhìn hiền lành, tử tế nghĩ rằng những người này đã giàu rồi thì người ta sẵn sàng hy sinh, nhiều người vào làm chính trị để có tiền, đằng này người có tiền rồi làm chính trị, thì người ta có thể hy sinh, để ý đến dân chúng.
"Nhưng khi nhìn những ông trong nội các được cử, chưa được bổ nhiệm, thì chúng ta thấy có rất nhiều triệu phú, có ông quên khai ra là ông có một trăm triệu, ông có nhiều tiền quá nên một trăm triệu ông quên mất không khai ra. Quyên rồi! Thành ra những người đó rất giàu. Mà chúng ta thấy những người đã giàu rồi thì... cũng khó có thể nói người ta lo cho dân chúng được.
"Nhưng người ta cũng có thể nói một chuyện khác người ta đưa ra là thí dụ ông (John F.) Kennedy chẳng hạn. Con nhà rất giàu, nhưng ông Kennedy không phải làm chuyện buôn bán mà tranh đấu vì giàu. Bố ông ấy giàu, mà ông ấy chỉ làm chính trị từ đầu đến cuối. Ông ấy là chính trị gia chuyên nghiệp. 
"Thì ông này (Trump) khác, những ông này là người buôn bán, làm ăn, rồi bây giờ làm chính trị, thì thực ra chúng ta phải chờ đợi xem ông làm ra sao. Dĩ nhiên chúng ta thấy về phương diện tâm lý, chúng ta cũng khó có thể hiểu là... các ông mà giàu như thế có thể hiểu được dân chúng.
"Thành ra chúng ta phải nhìn xem, ông hứa là ông làm như vậy, thì không biết, hiện nay còn sớm quá để có thể kết tội người ta. 
GS. Nguyễn Mạnh HùngBản quyền hình ảnhPHUONG NGO BBC
Image captionRiêng về chính sách thuế, các diễn ngôn và vận động của ông Donald Trump cho thây người giàu ở Mỹ sẽ 'hưởng lợi rất nhiều' với chính quyền mới, theo GS. Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ.
"Tuy nhiên, việc mà các ông (nội các Trump) đòi giảm thuế, thì chính sách giảm thuế của ông Donald Trump bây giờ chưa đưa ra rõ rệt, nhưng đường lối chính mà chúng ta thấy qua cuộc tuyển cử, ông giảm thuế rất nhiều cho người giàu. Người giàu sẽ được lợi rất nhiều," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận với BBC về chính quyền Trump và diễn văn nhậm chức của vị tân tổng thống Mỹ.

Hai tâm tư về Trump

Còn từ California, Hoa Kỳ, ngay sau khi ông Trump nhậm chức, chia sẻ với BBC từ Quận Cam, nhà báo Đỗ Dzũng từ Nhật báo Người Việt Cali cho hay có hai tâm tư của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đối với ông Trump và chính quyền của ông.
Nhà báo nói: "Tôi nghĩ là họ hy vọng - đặc biệt là những người ủng hộ ông Trump, thì họ rất là sung sướng. 
"Họ hy vọng rằng ông Trump sẽ thay đổi nước Mỹ và đặc biệt người Việt Nam, những người ủng hộ ông Trump vẫn hy vọng là ông Trump làm cái gì đó để Trung Quốc đừng xía vào Biển Đông, đó là tâm tư của (người) Việt Nam (tại Mỹ).
"Còn những người không ủng hộ ông Trump, người ta hy vọng ông đừng động vào Obamacare (bảo hiểm y tế), hoặc đừng động vô những chương trình. Chẳng hạn... trong bài diễn văn ông có nói một câu 'Chúng ta sẽ không cho những người đang hưởng trợ cấp xã hội (welfare), bắt họ đi làm!'
"Cái này ông nói rõ ra, mấy hôm trước ông không nói, cũng có nhiều người Việt Nam (ở Mỹ) hưởng trợ cấp này, người ta sang đây vì hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ hay họ nghèo, họ không có tiếng Anh, họ không có việc làm, họ không có tay nghề đi làm, thì họ không đi làm, ở nhà hưởng trợ cấp.
"Họ cũng bị những người Việt Nam khác chỉ trích bởi vì cũng có những người lợi dụng, ở nhà hưởng trợ cấp, nhưng lại đi làm chui lấy tiền mặt, thành ra trong cộng đồng Việt Nam, khi mà nói tới trợ cấp xã hội, có nhiều người không thích.
"Nhưng những người nhận trợ cấp vẫn là cộng đồng Việt Nam, vẫn là đồng hương chúng ta (người Mỹ gốc Việt ), đó là những người... họ nghe (Diễn văn nhậm chức của Tổng thống), họ cũng ngại lắm. Người mà không ủng hộ ông Trump, họ hy vọng ông không làm mất bảo hiểm (y tế) của họ, bởi vì họ sống nhờ bảo hiểm và đừng có động tới trợ cấp của họ.
"Nhưng cũng có điều tốt là khi... ông nói như vậy (trong Diễn văn), ông sẽ làm cho những người hiện nay đang hưởng trợ cấp mà gian lận, tức anh khai anh nghèo, nhưng thực ra anh đi làm chui, ông mà lên thì mình hết ăn, mà phải lo đi làm đàng hoàng và những người cần trợ cấp thực sự, đừng động vào họ, thì tôi thấy (đấy là những điều) người Việt Nam (ở Mỹ) người ta để ý đến nhiều," nhà báo Đỗ Dzũng bình luận với BBC thêm về Diễn văn của Tổng thống Trump trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông hôm 20/01.
Mời quý vị bấm vào đây và vào đây để theo dõi bình luận về hệ lụy và tác động có thể có của việc Mỹ rút khỏi TPP đối với thương mại và nhân quyền ở Việt Nam.

Tin liên quan

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Tư pháp bị kẻ nào phá nát ?

Bài viết của Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang. Ông nghỉ hưu đã lâu nhưng luôn theo dõi thời sự và phản biện thật chí lý những vấn đề như thế này.

VỤ ÁN HỒ DUY HẢI: AI ĐANG BÓP CHẾT NỀN TƯ PHÁP NƯỚC NHÀ?
Nguyễn Đăng Quang - 13-1-2017
(Tử tù Hồ Duy Hải liên tục kêu oan trong phiên phúc thẩm năm 2009. Ảnh: Vũ Mai/ TT Pháp luật)
Trên thế giới không một quốc gia nào dám khẳng định là nước mình không có án oan sai, nhưng cũng không một nhà nước nào lại nhẫn tâm bỏ qua, không xem xét những chứng cứ oan sai, dù chỉ là một dấu hiệu rất nhỏ! Song trong vụ án Hồ Duy Hải ở Long An thì lại hoàn toàn khác!
Cách đây 9 năm, vào tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man. Ngay sáng hôm sau, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Long An vào cuộc. Tất cả những ai có mặt tại Bưu cục Cầu Voi tối hôm trước (13/1/2008) đều bị CQĐT triệu tập, lấy lời khai. Sau khi sàng lọc, CQĐT “khoanh” nghi can có dấu hiệu đáng ngờ nhất là Nghị (trong vụ án này, danh tính Nguyễn Văn Nghị được thể hiện rõ trong Hồ sơ vụ án, một thanh niên nghiện ma túy, quê ở Cai Lậy, Tiền Giang). Nghị được CQĐT xác định là nghi can số 1. Nghị không chỉ là bạn của nạn nhân Hồng mà là người thường xuyên lui tới Bưu cục Cầu Voi thăm Hồng. Tất nhiên, Nghị là người có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án. Nhưng sau mấy ngày bị tạm giữ để phục vụ điều tra, Nghị được trả tự do một cách bất ngờ và đầy khó hiểu!
Người dân đang thắc mắc và nghi ngờ, thì 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, CQĐT đột nhiên triệu tập Hồ Duy Hải để hỏi về tội cá độ bóng đá, rồi đọc lệnh bắt và khởi tố Hải về tội danh sát hại 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi! Trong quá trình điều tra và xét xử Hải, cả 3 cơ quan tố tụng của tỉnh Long An là Điều tra (Công an), Truy tố (Kiểm sát), Xét xử (Tòa án) phạm phải rất nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó Giám đốc CA Tp.HCM, một trong các luật sư được gia đình bị cáo mời bào chữa, nhận định về bản án tử hình tuyên cho Hồ Duy Hải như sau:“Bản án được xác lập theo một trình tự vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật tố tụng!”.
Người viết bài này xin nêu lên 5 trong số các sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử mà các cơ quan tố tụng tỉnh Long An mắc phải:
      1/. Dấu vân tay để lại tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải.
      2/. Không có nhân chứng nào khẳng định nhìn thấy Hồ Duy Hải, và CQĐT cũng không chứng minh được đương sự có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án.
      3/. CQĐT không tìm thấy và thu giữ được những tang vậy mà bị cáo Hồ Duy Hải khai đã dùng để gây án. CQĐT phải nhờ người ra chợ mua mới (dao và thớt) hoặc dùng chiếc ghế tương tự khác để thay thế cho “hung khí thật”!
4/. Hồ sơ vụ án bị làm sai lệch: Lời khai của Hồ Duy Hải trong bản cung bị tự tiện tảy xóa, sửa chữa, không có sự xác nhận của bị cáo.
5/. HĐXX chỉ chọn và sử dụng những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc buộc tội, ngược lại không sử dụng và loại bỏ những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc gỡ tội!
Thật không ai có thể hình dung nổi, sang đến thế kỷ XXI rồi, vẫn còn có những phiên tòa coi thường công lý, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Tố tụng Hình sự, như: Dấu vân tay thì không phải của Hồ Duy Hải nhưng vẫn khẳng định Hải là hung thủ. Nhân chứng thì Tòa không triệu tập. Tang chứng, vật chứng đều là ngụy tạo. Hồ sơ vụ án thì bị làm sai lệch, v.v…  Ấy thế mà Hồ Duy Hải vẫn bị tuyên án tử hình!
Sau khi Hồ Duy Hải bị 2 cấp tòa tuyên tội chết, thì ở địa phương (Long An) có dư luận râm ran rằng nghi can Nghị mới thực sự là hung thủ! Nguyễn Văn Nghị bị tạm giữ mấy ngày, rồi nhanh chóng được thả ra vì y là cháu ruột một quan chức rất to ngoài Trung ương, và còn có người chú dượng cỡ bự ở địa phương nữa! Thực hư việc này ra sao, rất cần các cơ quan chức năng làm sáng tỏ để giải tỏa sự hồ nghi của dư luận, kể cả dư luận cho rằng Hải bị khép tội chết là để “thế mạng” cho Nghị!
Dưới đây, người viết xin nhấn mạnh đến một chứng cứ vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua, đó là dấu vân tay. Như mọi người đều biết, trong mọi vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án giết người, thì chứng cứ quan trọng bậc nhất là dấu vân tay của thủ phạm để lại trên hiện trường và trên các hung khí gây án. Trong vụ án này, Ban Chuyên án (CQĐT) có tìm thấy nhiều dấu vân tay của hung thủ lưu lại tại hiện trường, nhưng tất cả các dấu vân tay này lại không phải là của Hồ Duy Hải!
Kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 của Phòng Khoa học Hình sự Công an tỉnh Long An đã khẳng định điều này: “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án ngày 14/01/2008 tại Bưu cục Cầu Voi không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón tay in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”. Còn các hung khí mà Hồ Duy Hải khai sử dụng để sát hại 2 nạn nhân thì CQĐT không tìm thấy và thu giữ được. Con dao và cái thớt thì nhờ người ra chợ mua mới để thay thế, còn chiếc ghế inox có dính máu do không tìm thấy nên buộc CQĐTphải lấy chiếc khác tương tự để thế vào! Tất nhiên 3 “hung khí ảo” này không thể có dấu vân tay của Hồ Duy Hải cũng như của hung thủ thực sự mà dư luận cho rằng rất có thể là Nghị như đã nói ở trên!
Ngay sau khi được thả ra, Nghị liền bỏ trốn biệt tăm khỏi địa phương, đến nay đã 9 năm rồi vẫn bặt âm vô tín! Thế mà, không hiểu sao CQĐT Công an tỉnh Long An vẫn khởi tố và  khép tội Hồ Duy Hải là thủ phạm duy nhất của vụ án! Còn VKSND tỉnh Long An lại lập ra cáo trạng “đanh thép”, truy tố Hải tội danh “giết người, cướp tài sản”! Rồi sau đó, tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Long An tuyên tử hình Hồ Duy Hải, và tại phiên phúc thẩm, TANDTC tại Tp.HCM tuyên y án tử hình Hải!
Việc xét xử và tuyên án tử hình Hồ Duy Hải, cả 2 cấp Tòa đều không dựa trên chứng cứ khoa học và cơ sở pháp lý, không chứng minh được Hải có mặt tại hiện trường vào thời điểm 2 nữ nạn nhân xấu số bị sát hại, và cũng không chưng ra được hung khí gây án (mà chỉ là “hung khí thay thế”!). Hai cấp Tòa đều hoàn toàn chỉ dựa trên cơ sở duy nhất là lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải trước CQĐT để làm bằng chứng kết án tử hình nghi phạm Hồ Duy Hải!  Các nguyên tắc tố tụng như “Thượng tôn pháp luật”, “Không bắt oan người ngay, không bỏ lọt tội phạm”, “Xử đúng người, đúng tội”, “Suy đoán vô tội” và nhất là “Trọng chứng hơn trọng cung”, đều bị các cơ quan tiến hành tố tụng bỏ qua, không thực thi và áp dụng!
Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường, CQĐT Công An tỉnh Long An có ghi rõ: “Trên kính cửa vào buồng ngủ có dấu vết đường vân”, “Ở mặt trong cửa kính trên cánh cửa buồng vệ sinh có một số dấu vết đường vân”, “Trên labo rửa có một số dấu vết đường vân”. Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định những dấu vân tay nói trên là của hung thủ giết 2 nữ nạn nhân, chứ không thể là của ai khác! Và kết quả giám định khẳng định đấy không phải là dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Thế mà bản Cáo trạng số 97/QĐ-KSĐT, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An vẫn kết luận thủ phạm giết người là Hồ Duy Hải: “Hải đã dùng tay thực hiện hàng loạt động tác như: đánh, bóp cổ, kéo xác, dùng dao, thớt, ghế đập đầu, cắt cổ 2 nạn nhân”.
Độc giả có thể so sánh và thấy rất rõ sự mâu thuẫn tréo ngoe giữa 2 văn bản trên! Còn tôi, người viết bài này, xin khẳng định rằng: Không thể kết án tử hình Hồ Duy Hải một khi Tòa và các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xác định được chủ nhân của các dấu vân tay để lại trên hiện trường là của ai, và không chứng minh được Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu cục Cầu Voi vào thời điểm xảy ra vụ án! Tử hình một người không trên cơ sở pháp lý và chứng cứ khoa học là vi phạm thô bạo pháp luật và là một tội ác!
Như vậy, phải đặt ra câu hỏi: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường không phải của Hồ Duy Hải thì là của ai?” Đây là nút thắt vô cùng quan trọng, và chỉ CQĐT Công an Long An mới có thể trả lời câu hỏi này! Trong số các dấu vân tay thu được trên hiện trường, nhất thiết phải làm rõ đấy là dấu vân tay của (những) ai? Có trùng với chỉ bản 10 đầu ngón tay của Nguyễn Văn Nghị, nghi can số 1 vụ án này hay không? Nhưng rất tiếc, CQĐT đã không trả lời được câu hỏi này, hoặc CQĐT thừa biết nhưng không công khai cho công luận rõ!
Một giả thiết khác là CQĐT quên, không lấy dấu vân tay của Nghị để giám định nên không trả lời được câu hỏi trên! Nếu vậy, việc rất đơn giản là CQĐT tái triệu tập Nguyễn Văn Nghị trình diện để lấy vân tay. Nếu không triệu tập được do Nghị đã trốn khỏi địa phương, thì CQĐT hoàn toàn có thể sử dụng tàng thư căn cước của Công an tỉnh Tiền Giang là nơi trước đây đã cấp CMTND cho nghi can Nghị!
Ngoài dấu vân tay không phải là của Hồ Duy Hải, trong quá trình xét xử, các cơ quan tố tụng tỉnh Long An còn mắc những sai sót nghiêm trọng sau:
– Một, trong cả 2 phiên tòa, Hội đồng Xét xử đều không triệu tập Nguyễn Văn Nghị như là một nhân chứng của vụ án!
– Hai, HĐXX không làm rõ vì sao toàn bộ các tài liệu, thông tin, bản tự khai (bút lục) cũng như Biên bản lấy lời khai của nghi can Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án? Vậy ai là người đã rút và ai là người ra lệnh làm việc này?
– Ba, HĐXX phải làm rõ động cơ gây án và giết hại 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi của Hồ Duy Hải. Đây là tình tiết rất quan trọng mà Tòa đã không làm rõ!
– Bốn, CQĐT đã không xác định được giờ chết chính xác của 2 nạn nhân. Đây là một thiếu sót lớn. Vì việc xác định thời gian chết cụ thể của từng nạn nhân là yếu tố không thể thiếu, từ đó mới có căn cứ để xác định thời điểm gây án, thời gian nghi can nào có mặt hiện trường! Hồ sơ vụ án của CQĐT không có tài liệu nào xác định giờ chết của 2 nạn nhân: Bản giám định pháp y, Giấy chứng tử, Bản trả lời về dấu vết trên cơ thể nạn nhân, v.v… đều để trống (không ghi) giờ chết của 2 nạn nhân. Thế nhưng tại sao bản Cáo trạng của VKSND Long An lại xác định thời gian mà Hồ Duy Hải gây án là vào 20h30’ tối ngày 13/01/2008!?
Dựa trên những thông tin và dữ liệu có được, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ ruột  tử tù Hồ Duy Hải, với sự hỗ trợ pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong, người đã suốt 9 năm qua luôn theo sát mọi diễn biến của vụ án, đã viết “ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM” đề ngày 11/5/2015, gửi Giám đốc Công an tỉnh Long An và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An, tố giác đích danh nghi can Nguyễn Văn Nghị là hung thủ đã giết hại 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi tối hôm 13/01/2008! Trong đơn, bà Loan đã cung cấp nhiều bằng chứng, cơ sở và lý lẽ rất thuyết phục! “ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM” này mãi đến ngày 14/6/2016, CQĐT Công an tỉnh Long An mới có Thông báo trả lời. Nhưng trong Thông báo này, CQĐT lại đưa ra một cái tên lạ hoắc là Nguyễn Hữu Nghị chứ không phải Nguyễn Văn Nghị như “ĐƠN TỐ GIÁC” của bà Nguyễn Thị Loan đã tố cáo, song CQĐT cũng không giải thích lý do khác nhau giữa 2 người mang tên là Nghị này?! Thông báo trả lời của CQĐT Công an Long An có 2 nội dung chính như sau:
– “Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã triệu tập, làm việc với Nguyễn Hữu Nghị (bạn của nạn nhân Hồng, nhân viên Bưu cục Cầu Voi) và thẩm tra, xác minh. Qua tài liệu thu tập được trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An có đủ cơ sở chứng minh Nguyễn Hữu Nghị ngoại phạm, không có liên quan đến vụ án 02 nữ nhân viên (Hồng và Vân) bị giết tại Bưu cục Cầu Voi”
– “Qua nghiên cứu nội dung đơn, đối chiếu với quy định pháp luật, không có cơ sở để giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 103 BLTTHS năm 2003”.
Đúng là “Miệng quan có gang, có thép”! Trong đơn, bà Loan với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong, đã liệt kê hàng tá chứng cứ và cơ sở chứng minh Nghị là thủ phạm gây án, thế mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An lại khẳng định Nghị vô can, ngoại phạm; và kết luận “ĐƠN TỐ GIÁC” là không có cơ sở để giải quyết!? Nghị có mặt tại Bưu cục Cầu Voi tối hôm 13/1/2008 nên bị triệu tập, tạm giữ mấy ngày để điều tra, nhưng vì Nghị khai là 20h10’ tối đó có mặt ở quán cafê nên CQĐT coi đấy là bằng chứng ngoại phạm!
Tình tiết Nghị có mặt tại quán cafê lúc 20h10’ chưa phải là cơ sở kết luận đấy là bằng chứng ngoại phạm, vì nhiều khả năng vụ án xảy ra sau 21h30’ chứ không phải là 20h30’ như các cơ quan tố tụng xác định, vì thức ăn trong dạ dày 2 nạn nhân đã “nhuyễn”! Điểm mấu chốt, vô cùng quan trọng, đó là giám định dấu vân tay của Nghị có trùng với dấu vân tay của hung thủ để lại ở hiện trường hay không, thì CQĐT lại lảng tránh, không trả lời như đòi hỏi tại kiến nghị thứ 4 trong 5 kiến nghị bà Loan đã nêu trong “ĐƠN TỐ GIÁC”!
Một chi tiết hơi khó hiểu là sau hơn 1 năm (chính xác là 13 tháng 3 ngày) CQĐT mới trả lời người tố giác, trong khi Khoản 2 Điều 103 BLTTHS quy định thời hạn giải quyết tố giác là 20 ngày hoặc “Trong trường hợp sự việc bị tố giác…có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá 2 tháng”. Ấy vậy, chẳng ai thèm xin lỗi người đứng đơn tố giác cả!
Gần suốt 9 năm qua, bản thân tử tù Hồ Duy Hải, các luật sư và gia đình, đặc biệt mẹ ruột của Hải đã nhiều lần ra tận Hà Nội gửi đơn kêu oan, yêu cầu xem xét lại bản án và kiến nghị giám đốc thẩm vụ án này! Sáng ngày 4/12/2014, trước cổng TAND tỉnh Long An, em gái ruột cùng hơn một chục thân nhân của Hồ Duy Hải vật vã kêu khóc, kịch liệt phản đối việc mang Hồ Duy Hải ra tử hình vào ngày hôm sau, 5/12/2014, như kế hoạch đã định. Điều này buộc ông Phó Chánh án TAND tỉnh Long An phải chấp thuận với bút phê “Đồng ý” vào đơn xin hoãn tử hình của gia đình Hồ Duy Hải!
 Bà Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, khi còn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH khóa XIII, bà được cử làm Phó Trưởng đoàn giám sát án oan sai của UBTVQH. Bà đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, đã vào tận trại giam để gặp trực tiếp tử tù Hồ Duy Hải, gặp và làm việc với mẹ ruột và dì ruột của Hồ Duy Hải, làm việc với Ban giám thị Trại giam tỉnh Long An. Bà đã có bản Báo cáo dài 10 trang đề ngày 10/02/2015, gửi Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đưa ra kết luận và kiến nghị rất xác đáng, xin trích nguyên văn:
“Tòa án hai cấp kết tội Hồ Duy Hải là chưa đủ cơ sở vững chắc; có đủ căn cứ để giám đốc thẩm Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/4/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Tp. Hồ Chí Minh. Bị cáo Hồ Duy Hải bị kết án mức hình phạt cao nhất là tử hình, nên để đảm bảo thận trọng, chúng tôi cho rằng cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Điều 273 Bộ luật TTHS (2003) quy định chỉ cần 1 trong 4 căn cứ thì có thể kháng nghị giám đốc thẩm một bản án đã có hiệu lực:
1-Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2-Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3-Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4-Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Bà Lê Thị Nga khẳng định, vụ án Hồ Duy Hải không chỉ có 1 mà có đủ cả 4 căn cứ nói trên theo Điều 273 Bộ luật TTHS để kháng nghị giám đốc thẩm!
Phiên họp thứ 36 của UBTVQH khóa XIII (13/3/2015), nhiều thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chất vấn gay gắt ông Trương Hòa Bình, Chánh án TANDTC, về các án oan sai, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải. Nhưng ông Chánh án đã bất chấp sự thực khách quan, thẳng thừng bác bỏ đề xuất của nhiều ĐBQH là thành viên của Ủy ban Tư pháp là cần xem xét thận trọng vụ án Hồ Duy Hải, kể cả việc kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm! Ông khẳng định:  Chưa có căn cứ kháng nghị vụ Hồ Duy Hải, mặc dù có có một số thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ của CQĐT. Viện KSNDTC cũng nhận định như vây! Ông còn nói quá trình điều tra, Hải không kêu oan và đã nhận tội, chỉ xin giảm án. Khi truy tố và xét xử, Hải cũng nhận tội, và khẳng định là không có bức cung, nhục hình! Quan điểm và ý kiến của ông Trương Hòa Bình bị gia đình tử tù Hồ Duy Hải phản ứng gay gắt, và cho rằng ông Chánh án đã không trung thực, “hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật”, và phát biểu của ông “thể hiện sự quan liêu, thiếu trách nhiệm”!
Quá bức xúc với quan điểm và tư duy của người đứng đầu TANDTC, mẹ và dì ruột của Hồ Duy Hải, trong 6 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 9/2015, đã 6 lần (xin nhắc lại là 6 lần liên tục!) gửi “ĐƠN TỐ CÁO” đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội tố cáo đích danh và đòi “xử lý theo quy định của pháp luật” ông Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, đồng thời kiến nghị xem xét lại toàn bộ vụ án này theo trình tự, thủ tục giám đốc thẩm! Nhưng đến nay, đã hơn một năm rồi, “ĐƠN TỐ CÁO” của gia đình Hồ Duy Hải không hiểu sao chưa được giải quyết, rơi vào im lặng khó hiểu?!
Gần chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành công cuộc Cải cách Tư pháp mà trọng tâm là cải cách Ngành Tòa án để không còn xảy ra những vụ án oan, sai chấn động dư luận như các vụ Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Đỗ Đăng Dư (Hà Nội), Ngô Thanh Kiều (Phú Yên), Trần Văn Thêm (Bắc Ninh), Lương Ngọc Phi (Thái Bình), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), và mới đây nhất là vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) cùng rất nhiều vụ án oan sai khác,v.v.. Muốn thực sự xây dựng Nhà nước pháp quyền, dù là pháp quyền XHCN đi nữa, điều tiên quyết là không thể thiếu vắng một nền Tư pháp công minh, liêm chính, trong sạch và trên hết là thượng tôn pháp luật, hay nói một cách nôm na dễ hiểu là phải có một nền tư pháp tử tế!
Trong vụ án này, nếu những người đứng đầu ngành Tư pháp không lắng nghe người dân và các chuyên gia, không tuân theo lẽ phải và công lý, cứ một mực hành xử theo tư duy cũ, bác bỏ mọi kháng nghị giám đốc thẩm, không hủy án và điều tra, xét xử lại thì họ không chỉ giết một sinh mạng con người mà họ đang bóp chết cả một nền tư pháp quốc gia, nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam! Nếu họ giết được 1 người vô tội, chắc chắn họ sẽ chuốc lấy sự phản kháng không chỉ của gia đình người đó mà của hàng triệu, hàng chục triệu người khác nữa! Chúng ta hãy cùng nhau cứu lấy nền Tư pháp nước nhà!
Hà Nội, ngày 13/1/2017
N.Đ.Q (Nguồn: Posted by adminbasam on 13/01/2017)

Phụ chú: Tôi gọi điện hỏi Đại tá Quang về tình tiết: "Sáng ngày 4/12/2014, trước cổng TAND tỉnh Long An, em gái ruột cùng hơn một chục thân nhân của Hồ Duy Hải vật vã kêu khóc, kịch liệt phản đối việc mang Hồ Duy Hải ra tử hình vào ngày hôm sau, 5/12/2014, như kế hoạch đã định. Điều này buộc ông Phó Chánh án TAND tỉnh Long An phải chấp thuận với bút phê “Đồng ý” vào đơn xin hoãn tử hình của gia đình Hồ Duy Hải", là sao?.. Đại tá Quang cho biết: Việc ông Phó Chánh án TAND tỉnh Long An ký quyết định hoãn thi hành án tử hình là trái thẩm quyền, và tới nay đã 2 năm, vẫn không rõ uẩn khúc ra sao!