Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Hai năm tăng 96.000 ăn lương !!!

Hai năm thực hiện tinh giản biên chế đã… tăng thêm 96.000 người và chi thường xuyên tăng 16,25%

SGGPO 
Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người...
Sáng 29-11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Hai năm thực hiện tinh giản biên chế đã… tăng thêm 96.000 người và chi thường xuyên tăng 16,25% ảnh 1Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Tại đây, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, sau 30 năm đổi mới, chúng ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị đã chuyển đổi kịp thời trước yêu cầu đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chấp hành Trung ương cũng thẳng thắn chỉ ra, bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đề ra.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhất là số đầu mối bên trong của các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu. 
Hiện nay tổ chức ở cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, ví dụ như Bộ Tài chính với Bộ KH-ĐT, Bộ GT-VT với Bộ Xây dựng… Bên cạnh đó, số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn đến 30 đầu mối bộ, cơ quan ngang bộ. 
Trong khi đó, ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20,… So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều. 
Tháng 6-2017, số bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ nhiệm kỳ này giữ ổn định so với 2 nhiệm kỳ trước nhưng đầu mối bên trong các bộ ngành, địa phương tăng nhanh.
Cả nước có 42 tổng cục tăng 2 lần so với năm 2011; 826 cục, vụ thuộc các tổng cục, tăng 4,7%; 7.280 phòng trong tổng cục, tăng 4,7% so với năm 2011; 750 vụ cục và tương đương thuộc bộ, tăng 13,6%; 3.970 phòng trực thuộc bộ tăng 13% so với năm 2011.
Số liệu này chưa kể quân đội và công an. Riêng các cơ quan giúp việc của Trung ương tăng 23 đầu mối (21,9%) và 40 đầu mối cấp vụ tăng 21%; đầu mối cấp phòng cũng tăng 37,4%;...
Hai năm thực hiện tinh giản biên chế đã… tăng thêm 96.000 người và chi thường xuyên tăng 16,25% ảnh 2Đồng chí Phạm Minh Chính  giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ảnh TRẦN BÌNH
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn. 
Tính đến ngày 1-3-2017, số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 4 triệu người, chưa tính quân đội và công an. Số cán bộ công chức ở Trung ương là 279.143 người; cấp tỉnh, huyện 2.080.000 người; cấp xã, thôn, tổ dân phố 1.266.000 người.
“Có thể khẳng định số người ăn lương và phụ cấp của ta tang rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn. Khó khăn này tập trung vào 2 điểm chính là các đơn vị sự nghiệp trên 2 triệu người và cấp xã, thôn, tổ dân phố” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết. 
Sau 2 năm thực hiện tinh giản biên chế nhưng số người hưởng lương, phụ cấp không giảm mà còn tăng lên. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm ta phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người. Đây là một mâu thuẫn lớn. 
Tỷ lệ công viên chức hưởng lương trên 1.000 dân ở Việt Nam là 43 người chưa kể quân đội và công an trong khi đó 1 số nước trong khu vực tính cả quân đội, công an như Philipines là 1.000 dân mới có 13 cán bộ công viên chức; Ấn Độ có 16 người; Indonesia 17 người; Singapore có 25 người… 
“Về cơ bản, tỷ lệ công chức nước ta cao hơn rất nhiều so với các nước” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Từ năm 2011 đến năm 2015 chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi ngân sách, tăng 2,2 lần so 5 năm trước. Những năm gần đây, tổng chi thường xuyên đều tăng. Năm 2014 là 704.000 tỷ; năm 2015: 777.000 tỷ tăng 10,3% so 2014; năm 2016: 837.000 tỷ tăng 1,7% so với năm 2015; dự toán chi năm 2017 là 900.000 tỷ, tăng 7,87% so với năm 2016, tăng 16,25 so với năm 2015 (năm ban hành Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế). Trong chi thường xuyên này, chi cho con người là cao (lương và phụ cấp khác chiếm 53%).
Cũng theo đồng chí Phạm Minh Chính, số lượng lãnh đạo, cấp phó trong các cơ quan đơn vị còn nhiều chiếm tỷ lệ cao, bổ nhiệm cấp hàm một số cơ quan Trung ương còn nhiều. Cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng chiếm 21,7% trong tổng số cán bộ công chức từ Trung ương đến cấp huyện.
Cứ 5 cán bộ công chức thì có 1 lãnh đạo cấp phó, có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên. Có vụ có 6 hàm vụ trưởng, 7 hàm phó vụ trưởng, có cả hàm trưởng phòng, phó trưởng phòng, thậm chí có vụ có 19 hàm phó vụ trưởng. 
“Chúng ta đang lạm phát cấp phó, đây là việc rất rõ. Mỗi bộ có từ 5- 6 cấp phó, thiếu bổ sung rất nhanh nhưng vẫn kêu không đủ người đi họp, rõ ràng cơ chế vận hành có vấn đề, chức năng nhiệm vụ có vấn đề.” – đồng chí Phạm Minh Chính nhận định.
Về đơn vị hành chính cấp địa phương, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, năm 1986, cả nước chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhưng đến nay đã tăng thành 63 đơn vị cấp tỉnh. Như vậy, sau 30 năm đổi mới, cả nước đã tăng thêm 19 tỉnh, 178 huyện và 1.136 xã. Trong số đó, hiện cả nước có hơn 700 đơn vị cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô diện tích và dân số. 
Đặc biệt, chưa phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Trong những năm qua chỉ có xu hướng là phải tách ra chứ không có nhập vào. 10 năm qua chỉ giảm được một đơn vị hành chính cấp tỉnh là việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội lúc bàn thảo thì khó khăn vô cùng, với rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Ví như sáp nhập vào rồi thì truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh phí, đặc biệt là công tác cán bộ sẽ ra sao? 
“Sáp nhập phòng đã khó rồi, vì hai ông trưởng phòng nay chỉ còn chọn một ông. Sáp nhập cấp tỉnh thì còn khó khăn gấp bội, vì 2 người đứng đầu cũng là Ủy viên Trung ương cả. Rất khó, nhưng với quyết tâm chính trị cao, chúng ta đã làm” -  đồng chí Phạm Minh Chính cho biết. 
Giờ đây, sau gần 10 năm nhìn lại, thấy quyết sách sáp nhập Hà Tây và Hà Nội là “đúng đắn, thành công, hiệu quả”, mở ra không gian cho sự phát triển cho cả Hà Nội cũng như Hà Tây cũ. Mọi khó khăn lúc đầu đặt ra đến nay cũng đều được giải quyết. 
“Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường thì sao không làm được? Hà Tĩnh hiện nay đang sáp nhập thôn bản. Hòa Bình đang nghiên cứu nhập xã và ở một số nơi đang nghiên cứu sáp nhập huyện. Sáp nhập được là sẽ giảm ngay đội ngũ cán bộ, biên chế, giảm chi ngân sách... Hà Tây sáp nhập Hà Nội là bài học thành công sống động. Khó mấy cũng làm được, nếu điều đó là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội” – đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
TRẦN BÌNH

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Hàng trăm công ty rửa thuế qua các thiên đường trốn thuế !

‘Tăng trưởng đàn áp nhân quyền’: Việt Nam có còn vay được để ‘đảo nợ’?

November 21, 2017

Share on Facebook Tweet on Twitter

Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde (trái) dù có mặt tại APEC Đà Nẵng nhưng đã không hề hứa hẹn gì về cho Việt Nam vay thêm tín dụng. Ảnh: VOV


Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today News – “Hiện, ngân sách trung ương nhiều năm không có thặng dư trả nợ, mà nguồn trả nợ sử dụng là từ vay mới” – đây là một sự thừa nhận hiếm có trong báo cáo của các ngành chức năng Việt Nam tại kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017.

Theo báo cáo này, dự báo đến năm 2020 nợ công sẽ vào khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, trả lãi vay hàng năm chiếm 7-8% tổng chi ngân sách và lên tới hơn 100.000 tỷ mỗi năm. Hiện, ngân sách trung ương nhiều năm không có thặng dư trả nợ, mà nguồn trả nợ sử dụng là từ vay mới. Như vậy là nợ chồng lên nợ, đến mức dự báo đến năm 2020 không khắc phục được, nguồn vay sẽ lên tới 252.000 tỷ đồng.

Sau một thời gian dài cố gắng bưng bít thông tin và chỉ đạo báo chí nhà nước né tránh tối đa cụm từ “vay đảo nợ” với lý do “hết sức nhạy cảm”, từ cuối năm 2015 đến nay và cùng với hình ảnh thăng hoa tung tóe của ngân sách cạn kiệt, “vay đảo nợ” đã dần được công khai hóa trên báo chí và cuối cùng đã được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận như một cách nói không còn trốn đi đâu được.

Bởi cứ mỗi năm, ngân sách Việt Nam lại phải xuất ra khoảng 5 tỷ USD để trả tiền lãi cho các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản… Còn nếu tính cả khoản trả nợ gốc, ngân sách Việt Nam có thể phải chi ra đến 10 – 12 tỷ USD/năm để trả nợ nước ngoài.

Có khả năng là ngân sách Việt Nam đã phải “vay đảo nợ” từ năm 2011 – thời điểm mà Chính phủ phải ra nghị quyết về thắt chặt đầu tư công và bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khan tiền mặt trong hệ thống ngân hàng, khiến mặt bằng lãi suất cho vay tăng vọt đến 20 – 30% /năm.

Chỉ có điều, chính vào lúc giới quan chức cao cấp Việt Nam buộc phải dần chấp nhận những cụm từ “nhạy cảm chính trị”, cơ chế cho vay đảo nợ từ quốc tế lại không còn “thoáng” như xưa. Nếu trong suốt vài chục năm trước, Việt Nam được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn để trả nợ lên đến 30 – 40 năm, thì từ tháng Bảy năm 2017, các chủ nợ quốc tế đã chấm dứt chế độ ưu ái đó, thay vào đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần “thời xa vắng” – từ 2,5 đến 2,7%/năm, còn thời gian ân hạn giảm xuống chỉ còn 15 – 20 năm.

Trong tình cảnh quỹ dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng hơn 40 tỷ USD mà trong đó có đến 12 tỷ USD thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ, phần còn lại phải lo chống đỡ con bão nhập siêu từ Trung Quốc lẫn chi tiêu “ngoài kế hoạch” của chính phủ lẫn khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ.

Tình cảnh đối với ngân sách Việt Nam hiện thời còn hơn cả một vòng luẩn quẩn: nếu không vay thêm nước ngoài thì không thể đảo nợ, mà không đảo nợ được thì lại không thể vay thêm.

Khác hẳn với những năm trước, từ đầu năm 2017 đến nay luồng tín dụng được giải ngân của “bạn bè khắp nơi trên thế giới” vào Việt Nam là nhỏ giọt buồn bã. Không chỉ từ WB, IMF và ADB, mà ngay cả Nhật Bản cũng không còn mặn mà cung cấp ODA cho Việt Nam, cho dù nhiều thông tin cho biết “Nhật dư tiền”.

Trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, chính thể Việt Nam rất hy vọng rằng việc họ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ kích thích môi trường quốc tế gia tăng tài trợ và viện trợ cho Việt Nam.

Nhưng vào lúc kết thúc APEC và cũng chấm dứt các cuộc gặp đa phương lẫn song phương giữa chủ nhà Việt Nam với người Mỹ và lãnh đạo những quốc gia khác, ngoài một hiệp định khung về việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016 – 2020 cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde…, đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào, càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam – một đòi hỏi mà chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải “vay để đảo nợ”.

Sự thật cùng tương lai trần trụi là nếu khan hiếm tiền đồng và thiếu tiền chi cho khối chính quyền lẫn khối đảng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn còn khả năng in tiền, thậm chí in tiền ồ ạt như những dấu hiệu vào những năm trước, đặc biệt vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nhưng nếu không có ngoại tệ để trả nợ cho quốc tế, ngân sách Việt Nam sẽ đương nhiên rơi vào cảnh phá sản  y hệt như “người anh em xã hội chủ nghĩa Venezuela” mới đây.

 Nhìn về tương lai gần lẫn  tương lai trung hạn, vẫn chưa có dấu hiệu nào các tổ chức tín dụng quốc tế “mở van” cho Việt Nam vay tín dụng ồ ạt như trong quá khứ. Nhưng khác nhiều với dĩ vãng, một nguồn cơn chính yếu khiến van tín dụng quốc tế ngày càng đóng chặt vào lúc này là tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam đã “tăng trưởng” chóng mặt, bất chấp quá nhiều khuyến nghị và khuyến cáo của các chính phủ tiến bộ trên thế giới.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Tư sản oan hai thế kỷ !

Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô

Tổng bí thư Trường Chinh đến chia buồn cùng gia quyến cụ Trịnh Văn Bô tại lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước năm 1988 /// Ảnh Tư liệu gia đình
Tổng bí thư Trường Chinh đến chia buồn cùng gia quyến cụ Trịnh Văn Bô tại lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước năm 1988ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
"Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi..."
Vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945. 
Có thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan trong phút chốc.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc thương nhà tư sản yêu nước dân tộc Trịnh Văn Bô qua đời ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Năm 1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.
Tôi hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. "Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi...", cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích.
Không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô là ai
Năm 1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta, như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,... sau 10 năm qua đời thì sẽ được xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ.
Mãi gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên. Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã không được chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!
Năm ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên, sau khi Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình . 
Hành trình gian nan đòi lại nhà cho mượn
Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị"...
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 2
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô trong lễ tang năm 1988  ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Thế nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975, họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp. 
Hàng chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,... rồi sau này, phải đến thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.
Trước đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?".
Rồi chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: "Hay là chị Bô còn chôn vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ... Chị hãy tin tôi và thương tôi với!". Số là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.

Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là "Tặng" gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký quyết định "trả" nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la.
"Ngày vui vắn chẳng tày gang", tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định "Tặng nhà" trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính.
Được biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn, khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 4
Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?

Quốc Phong

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Hưng Yên - Cán bộ qui coi thường luật, vẽ dự án .

  Hưng Yên - Quan chức bast chấp pháp luật. 
   Tin thêm về vụ 40 quan chức đầu tỉnh Hưng Yên "đấu mồm" với 6 nông dân Văn Giang: thừa nhận dự án Ecopark trái quy hoạch sử dụng đất! Loa bị hỏng  và không cho sao chụp biên bản làm việc. 

Chiều 18/10/2017, chính quyền tỉnh Hưng Yên tìm mọi cách ngăn cản các luật sư trợ giúp 6 đại diện hàng trăm hộ dân oan 3 xã ờ Văn Giang trong buổi làm việc với Chủ tịch, 2 phó Chủ tịch và hàng chục quan chức đầu ngành ở Hưng yên, chủ tịch huyện Văn Giang, chủ tịch ba xã và đại diện chủ đầu tư, mặc dù 6 đại diện này và Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đã nhiều lần gửi văn bản đến UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị tạo điều kiện để các luật sư tham gia.

Dù không có luật sư trợ giúp, 6 dân oan này vẫn vào đối thoại với 40 quan chức, phần lớn đầu tỉnh Hưng Yên. Người dân khẳng định dự án đô thị Ecopark là trái luật tại thời điểm ra quyêt định thu hồi đất năm 2004, vì chính một quyết định 1613 ngày 21/8/2003 của chính UBND tình Hưng Yên phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Văn giang từ 2001-2010 không để cập đến phát triển đô thị như Ecopark ở huyện này, mà chỉ khuyến khích nông dân từ trồng lúa sang trồng cây quả, cây cảnh có gía trị cao. Họ nhiều lần yêu cầu chính quyền tỉnh Văn giang cung cấp bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng yên cho giai đoạn 2001-2010 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt bằng quyết định 438/QĐ-TTG ngày 04/06/2002, nhưng chính quyền tỉnh này lờ tịt. Trong buổi làm việc này, họ lại tiếp tục nêu ra. Cuối cùng một vị Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thừa nhận, tại thời điểm tháng 2004, dự án đô thị Ecopark không nằm trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, nhưng tỉnh vẫn đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vì chủ đầu tư thiết tha làm dự án này và Thủ tướng đã cho phép. Đại diện các dân oan khẳng định, như vậy chính quyền đã giúp trái luật cho chủ đầu tư Ecopark, cướp đất cùa chúng tôi. Những nội dung trao đổi trên đã được ghi biên bản. Kết thúc buổi làm việc, 6 đại diện dân oan yêu cầu sao chụp biên bản nhưng đại diện chính quyền tỉnh không cho sao chụp, mặc dù ngay từ đầu buổi làm việc ông chủ tịch hứa để người dân sao chụp biên bản. Và điều lạ nữa, trước đó mấy hôm, lãnh đạo tỉnh hứa sẽ bắc loa để những người dân khác nghe trực tiếp những phát biểu trong buổi đối thoại, nhưng chiều hôm qua loa "bị hỏng", không có ai sửa chữa, trong khi có hàng trăm sỹ quan công an mặc sắc phục và hàng chục kẻ khác không mặc sắc phục "hầm hè thân thiện" với hàng trăm dân oan Văn Giang tại Phòng Tiếp Dân tỉnh Hưng Yên.


Dù vậy, cũng ghi nhận thiện chí của ông chủ tịch tỉnh Hưng Yên, khi ông đề nghị sẽ có thêm một số buổi làm việc với ba con Văn Giang và cả với các luật sư trong thời gian tới, để giải quyết rốt ráo vụ này, vốn là hậu quả của những lãnh đạo tỉnh những nhiệm kỳ trước để lại cho họ!

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

BOT - Sai phạm cả loạt !

Kiến nghị kiểm điểm Bộ GTVT, Bộ Tài chính về sai sót BOT

Zing  Hàng loạt sai sót, bất cập ở các dự án BOT, BT được Thanh tra Chính phủ và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra. Theo đó, trách nhiệm thuộc về Bộ GTVT, Bộ Tài chính.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT thuộc lĩnh vực giao thông. Theo đó, cơ quan này tiến hành thanh tra 7 dự án (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp cả BOT và BT).
Đến tháng 9/2015, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT trong lĩnh vực giao thông với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức đầu tư khoảng gần 219.000 tỷ đồng (trên 202.000 tỷ đồng là các dự án BOT).
Chủ đầu tư yếu, thu phí sai quy định
Tại 7 dự án được thanh tra, cơ quan này phát hiện các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp hoặc các yếu tố phát sinh không đúng thực tế với số tiền trên 316 tỷ đồng.
Trong 78 dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT, Bộ GTVT không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu. Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án.
Kien nghi kiem diem Bo GTVT, Bo Tai chinh ve sai sot BOT - Anh 1
Trạm BOT Thái Nguyên - Chợ Mới nằm trong 7 dự án Thanh tra Chính phủ thanh tra. Ảnh: Văn Chương.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ hầu hết dự án BT và BOT đều thực hiện tại các khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ tham gia giao thông lớn, đặt các trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh... Điển hình là các trạm BOT trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình).
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu 2 đơn vị này phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan.
Ngoài ra, Bộ GTVT đã phê duyệt nhiều cải tạo đường cũ và xây dựng đường mới thành một dự án sau đó thu phí ở hai nơi. Đây là việc làm không hợp lý. Theo quy định, việc cải tạo đường cũ này phải thực hiện bằng nguồn Quỹ bảo trì đường bộ. Bộ GTVT phê duyệt ghép vào là không đúng quy định.
Việc xác định lưu lượng xe chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng lấy căn cứ áp dụng để thu phí cho cả thời kỳ khai thác rất dài, giá thu phí cao, điều chỉnh không hợp lý. Có dự án chưa hoàn thành (giá trị đầu tư mới 30%) nhưng giá thu phí đã tương đương dự án đầu tư mới.
Thanh tra Chính phủ khẳng định Bộ GTVT chịu trách nhiệm chung về những sai sót trên. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc thu phí chưa hợp lý, thỏa thuận việc đặt trạm thu phí chưa đảm bảo nguyên tắc.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu 2 đơn vị này phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan.

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Apec - cơ hội móc túi dân để mua bánh mì ?

Obama.... Trump và còn ai nữa sẽ tới Việt nam ?

Hai tuần trước  khi TT Obama sang Việt nam, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ có bay sang trước và gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự, các nhà báo độc lập.
 Vova và ba anh em thuộc Hội Nhà báo độc lập được mời tới Sứ quán và có một giờ hội luận với ông Trợ lý ngoại trưởng xung quanh việc Ngài TT Mỹ sẽ sang Việt Nam vào hai tuần tới. Lịch làm việc tại Việt Nam của TT Obama được thông báo qua buổi gặp này, trước đó một số nhà hoạt động xã hội cũng đã được ông  Trợ lý ngoại trưởng Mỹ gặp và mời ca fe.
 Trong cuộc gặp, ông Trợ lý ngoại trưởng có cho biết : việc gặp giữ các nhà hoạt động xh và báo chí là yêu tiên hàng đầu khi Ngài TT đi tới các QG như Việt Nam . Vova có nói lời cám ơn đối với TT Obama và cộng sự, đồng thời cũng nói luôn là Vova và các nhà hoạt động xã hội dân sự sẽ bị canh cửa ngay khi ngài TT Obama đặt chân tới VN, có người thậm chí sẽ bị giam lỏng hoặc bị bắt cóc . Tất cả đều cười rất ... chua xót.
 Và đúng như vậy, khi ngài TT Obama tới sân bay thì các nhà hoạt động xh, nhà báo độc lập như Vova đều bị canh cửa và có bác Quang A bị bắt cóc chở vòng vèo lên biên giới Tàu ... rất may là sau đó đã được chở về.
 Sứ quán Mỹ biết rõ chuyện này.

 Nay Apec sắp diễn ra tại Việt Nam, tiếp tục những trò lố của các lực lượng ăn cơm dân mặc áo đảng lại diễn để kiếm ... tí bánh mì cho vợ con.
 Thằng cháu bên bộ phận " trên bộ " nhắn cho biết : "sắp tới Apec chú sẽ lại bị canh cửa đấy, bọn Vương Tiến dũng Hà đông được phân công việc này.."

  Apec và cơ hội làm ăn của Vương Tiến Dũng - Trưởng công an quận Hà Đông :
 Từ 12.10.2017,  Dũng Hà đông ( quê quán Phú Xuyên, hiện ngụ tại Là Khê, gần Bia Bà ), đại tá, trưởng công an Quận Hà đông đã họp, giao nhiệm vụ cho các bộ phận : hình sự, hộ khẩu, ... chỉ đạo phường, khu...  cử gần chục nhân viên chịu trách nhiệm " canh cổng nhà phản động Vova" ( nguyên văn công an phường và dân phòng nói). 1 hình sự quận, 1 phường Hà cầu, 3 dân phòng phường và các ông  bà tổ dân phố đến gác cổng, sau đó kéo quân ra quán nước gốc nhãn đầu Đình ngồi ... canh.
Vương Tiến dũng - đại tá - lên phương án chi phí cho mỗi ngày "canh phản động Vova " dự trù 20 triệu , mỗi dân phòng 500k, hình sự 1 triệu, còn lại là các bộ phận gián tiếp.

  Đây là cơ hội để đại tá  Vương Tiến dũng   kiếm được chút thu nhập ổn định từ nay đến hết Apec, chắc không chia lại quả cho Vova đâu vì tiền bẩn moi từ mồ hôi nước mắt của Nhân dân đóng thuế sẽ không được Vova chấp nhận.
Và chắc chắn Vova sẽ báo cáo chuyện này với Hội nhà báo độc lập, Sứ quán Mỹ cùng cộng đồng. Vinh danh Vương Tiến dũng cũng cộng sự đã làm những việc rất ... nẫu !

PS : dân phòng hỏi công an quận : thằng Vova này là tội phạm kinh tế hả ông ?
 Công an quận cúi mặt.

  Ảnh dưới : lính của Vương tiến dũng vẫn hay đi theo Vova đi làm và gác cổng nhà, có hôm mặc áo đỏ theo công an phụ trách khu vực vào quay phim, soi khoá cổng ( clip và ảnh  được cam ghi lại đầy đủ). Bà con toàn cầu xem mấy em police tại Việt Nam nó ăn mặc giống gì ?

Hà nội 13.10.2017

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Những sỹ phu đất Kinh Bắc

TRẦN ĐỨC THẢO VÀ HOÀNG CẦM
- NHỮNG KẺ SĨ KINH BẮC

Bài: Hồ Hoàng



Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

1.Triết gia Trần Đức Thảo. Với con người này, mình chưa được tiếp cận nhiều với những gì ông viết vì sách của ông rất ít phổ biến mà chắc có phổ biến mình cũng rất khó tiếp cận bởi lĩnh vực nghiên cứu của ông không phải giành cho tất cả mọi người. Chỉ biết được cuộc đời đầy cay đắng của ông qua những gì người ta viết về ông.

Giáo sư Văn học Nguyễn Đình Chú đã đánh giá về ông: “là một lưu học sinh đã làm vẻ vang cho tổ quốc trên đất Pháp với tấm bằng thủ khoa thạc sĩ triết học đến nay chưa có người thứ hai; là triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế với những hành động, tác phẩm nổi trội, có ý nghĩa phát triển chủ nghĩa Mác theo hướng “duy vật biện chứng nhân bản” và người khai sinh bộ môn Lịch sử tư tưởng triết học cho giáo dục Việt Nam.”

Giáo sư Trần văn Giàu khẳng định: “Ở Việt nam, người duy nhất được là nhà Triết học, chỉ có Trần Đức Thảo thôi”. Nhà văn hóa Bùi Nam Sơn cho rằng: “Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới”.

Sinh năm 1917, học sinh trường Trung học Pháp nổi tiếng nhất Đông dương Albert Sarraut. Đạt giải nhì cuộc thi Triết học các trường Trung học toàn quốc Pháp. Nhận học bổng phủ Toàn quyền Đông Dương học tại Pari. Đậu thủ khoa Thạc sĩ triết học thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đậu Thạc sĩ Triết học tại Pháp.

Là một học giả được đào tạo bài bản của nền giáo dục hàng đầu thế giới, lại rất có tiếng tăm hứa hẹn một tương lai sán lạn của ông trên đất Pháp. Tham gia Hội nghị Fontainebleau, Bác Hồ đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảo về nước phục vụ cách mạng, năm 1952, ông đã xung phong về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Năm 1955 ông trở thành Giáo sư Triết học và Phó Giám đốc đại học Văn khoa Hà Nội, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1957, ông bị quy tội tham gia Nhân văn giai phẩm, một phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ cho văn hóa văn nghệ vì công bố một số bài báo bàn về tự do dân chủ. Bị giáng chức, tước quyền giảng dạy, Tước biên chế nhà nước (thời đó coi như hết đường sống), bị cắt đứt mọi mọi mối liên hệ với cuộc sống, bị cô lập với đồng bào và đồng chí. Một học sinh của ông kể lại: “việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn”. Một học trò khác là Giáo sư Nguyễn Đình Chú kể: “Hàng ngày vẫn gặp Thầy lên xuống ở cầu thang mà tôi cứ phải cúi mặt xuống không dám chào Thầy vì sợ liên lụy, vì xấu hổ về tội phản Thầy. Chỉ một Đoàn Mai Thi là người duy nhất không sợ gì cả vẫn thường xuyên lui tới săn sóc Thầy trong hoạn nạn, để lại một điểm son về đạo tôn sư trong lòng chúng bạn.". Còn Trần Như Tảng kể lại rằng: “Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."

Hành trình cuộc đời đầy cay đắng của ông có thể gom lại trong chuyện kể chết cười của bà cụ hàng nước được nhà văn Phùng Quán ghi lại:

“Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cánh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cư ỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xem thinh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái "poócbaga", mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…".

Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà già bĩu môi: "Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".

2. Nhà thơ Hoàng Cầm. Với nhà thơ Hoàng Cầm, mình bị mê hoặc bởi những câu thơ lộng lẫy của ông. Nhưng những câu thơ đi vào tâm khảm đầu tiên, thuộc ngay tắp lự là:

“Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”.

Từ những câu thơ đó, mình bắt đầu hành trình đọc thơ ông cho đến hôm nay và chắc chỉ dừng lại khi không đọc được nữa.

Khó có ai mà quê hương thấm vào máu như ông, văn hóa Kinh bắc đã hóa trầm tích trong mỗi câu thơ ông, nó cứ bay lên lấp lánh, lộng lẫy với những Sông đuống, Mưa Thuận thành, Cổ bài tam cúc…:

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”

Sinh ra ở Thuận Thành Bắc Ninh, Tốt nghiệp tú tài toàn phần, 8 tuổi đã có thơ đăng báo. Năm 1944 ông đã tham gia Việt Minh, Cách mạng Tháng Tám, về Hà Nội xây dựng đoàn Kịch Đông Phương, phục vụ kháng chiến.

Năm 1947, tham gia Vệ quốc quân, thành lập đội Tuyên truyền Văn nghệ, năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn Văn công Tổng cục chính trị. 1955 về công tác tại Hội văn nghệ, tham gia thành lập Hội nhà Văn Việt nam. Cũng như nhiều nghệ sĩ tài năng thời đó, ông bị kết tội tham gia Nhân văn gia phẩm bị tước văn tịch.

Đầy là cuộc sống của Nhà thơ sau án phạt: "Bề ngoài, Hoàng Cầm chịu một hình phạt tương đối nhẹ là khai trừ một năm khỏi Hội Nhà văn, cho dù ông là một yếu nhân của phong trào với vai trò chủ trương hai tờ Giai phẩm và Nhân văn, khích lệ các văn nghệ sĩ tham gia, cổ vũ Văn Cao “vào cuộc” (với thi phẩm “Anh có nghe thấy không?”), chủ động in “Nhất định thắng” và can đảm bênh vực Trần Dần, v.v...

Tuy nhiên, trong thực tế, một bản án vô hình đã treo lơ lửng trên đầu ông, khiến thi sĩ lâm vào một cuộc trầm luân kéo dài 3 thập niên: không được sống bằng ngòi bút, không được in ấn tác phẩm, người đời xa lánh... Như hồi tưởng của nhà thơ: “Nội dung kỷ luật lúc đầu thì chỉ như thế thôi. Nhưng rồi cái kỷ luật đó nó kéo quá dài. (...) riêng tôi thì cũng sáng tác tập “Về Kinh Bắc”. (...) Không hiểu lý do làm sao, nhưng đưa đến nhà xuất bản nào hay tòa báo nào cho nó đăng thì đều bị từ chối."

Năm 1982, bị bắt, bị tống giam 18 tháng vì tập thơ “Về kinh Bắc” bằng “ ‘Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp’ vì tội ‘lưu truyền văn hóa phẩm phản động ”, tập thơ đậm nhất về vùng văn Hóa Kinh Bắc . Ra tù ông bị bệnh tâm thần. Cuộc sống được tự ông ghi lại: "“Bà vợ tôi đã qua đời trong cảnh vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một. Tiền thức ăn thì cũng không có, bữa cơm nào hai vợ chồng cũng phải nhịn bớt đi, nghĩa là đáng lẽ mình ăn ba bát, ăn có một bát, để nhường cho các con ăn.

Bà vợ tôi chết vào những ngày như thế, mà lại chết vào năm 85 ấy, lúc tôi đang bị cái bệnh tâm thần, đang ở cái dạng trầm uất và hoảng loạn như thế. Vì bà ấy phải chạy từng ngày bữa ăn của gia đình. Gia đình thì đông. Mỗi một tháng lại phải lên trình diện một lần mới được người ta cấp cho 12 cân gạo. Rồi lại phải đi lên sở lương thực để lấy giấy chứng nhận nọ kia, rồi bấy giờ mới lại sang phòng tài chính để thanh toán tiền, xong rồi xuống chỗ bán hàng, xếp hàng chờ đợi.

Tóm lại là muốn được 12 cân gạo, bà vợ tôi vất vả đến mức là nó lên một trận huyết áp rất đột ngột, chỉ mới có từ chập tối hơi sôn sốt, rồi bà ấy đi nằm, mà giữa mùa nực, bà ấy thấy có cái gì ren rét, tôi đã phải đắp cho bà ấy một cái chăn lớn. Ðến 4 giờ sáng thì người cứng ra và liệt nửa người. 9 giờ thì đem đi cấp cứu và đến chiều hôm sau qua đời.”

Và cái chứng tâm thần mà theo ông " cũng không có gì ghê gớm lắm" hành hạ ông:

"Thật ra thì cũng không có gì là ghê gớm lắm, cũng không xé quần, xé áo, không đi ra ngoài đường, không chửi bới hay làm những gì ầm ĩ cả, bởi vì chỉ là hoảng loạn thôi. Hoảng loạn một cách hết sức lặng lẽ. Ví dụ nghe một tiếng còi ô-tô và một cái gì như là phanh ô-tô rít lên ở ngoài cửa - mà lúc bấy giờ tôi ở tít tận trong nhà cơ - nhưng khi nghe thấy như thế, vào lúc độ gần nửa đêm chẳng hạn, thì tự nhiên tôi co rúm lại và hết sức sợ hãi.

Nó như là một cái bản năng đấy, tìm chỗ trốn. Quả nhiên là tôi đã có nhiều lần chui xuống gầm giường vì những hoảng loạn như thế. Hay nghe tiếng giày cộp cộp và thoáng thấy một bóng áo, như áo quân đội hay áo cảnh sát hay của một người thương binh nào đó, chỉ cần một cái bóng, một cái màu quần áo thôi, thì tôi cũng hoảng rồi. Người ta gọi là bệnh hoảng loạn. Chứ sự thực thì lúc ấy chẳng có ai dọa nạt, chẳng có ai làm gì mình cả."

Hai con người, hai chiến sĩ, hai nhà văn hóa. Đã đi trọn cuộc đời vì niềm đam mê, thao thức về trí tuệ và văn hóa. Kết cục khó có thể nói bi đát hơn nhưng nhờ thế hai ông đã để lại cho Việt Nam những hình ảnh của nhà văn hóa đích thực, những kẻ sĩ đích thực trong hoàn cảnh nhiễu nhương. Là hi vọng cho sự tồn tại nhân cách Việt, con Người Việt.

29.03.2017