Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Việt nam - Xứ sở của án oan.

   Công luận gần đây liên tục phẫn nộ khi cộng đồng mạng xã hội và báo chí lôi ra ánh sáng các vụ án oan động trời, từ ông Chấn ở Bắc Giang, ông Huỳnh Văn Nén, các Thanh niên  ở Chương Mỹ bị vu tội hiệp dâm, vụ Hồ Duy Hải tại Long An rồi nữa Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương... Nay tiếp theo Thanh hoá với vụ của Lê Văn Mạnh !

  Gia đình và thân nhân của các nạn nhân phải nhiều năm đi khắp các cấp từ địa phương đến trung ương để kêu oan, yêu cầu xem xét nhưng dường như hầu hết các cấp đều sợ trách nhiệm và vô cảm với việc kêu cứu, khiếu nại của gia đình cùng sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Chuyện động trời ở Hà tĩnh - xây trại lợn nái chào mừng ĐH đảng !

Khởi công xây dựng trại Lợn nái chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

Lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII. Sáng nay ( 14/10) UBND huyện Vũ Quang đã tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng trại lợn Nái Quang Minh tại thôn Hợp Lý xã Hương Minh. Đến dự có Lãnh đạo tổng Công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh, lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các ban ngành đoàn thể cấp huyện, lãnh đạo và nhân dân xã Hương Minh.

Hatinh24h 01
Lễ khởi công xây dựng trại lợn nái tại xã Hương Minh
Dự án Trại Lợn nái Quang  Minh do ông Trần Minh Quế làm chủ đầu tư, có tổng diện trên 40ha , số vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 12 tỷ đồng, quy mô 300 con lợn nái, dự kiến mỗi năm cung ứng 6.000 con giống thương phẩm cho hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với Doanh nghiệp thông qua Tổ hợp tác và Hợp tác xã tại địa bàn huyện Vũ Quang.
Dự kiến trại lớn nái sẽ  xây dựng  hoàn thành đưa vào thả  giống vào tháng 4/2016 và đến cuối năm 2016 sẽ có lợn giống cung ứng cho chăn nuôi. Sau giai đoạn một Dự án sẽ tiếp tục nâng mức đầu tư và quy mô chăn nuôi lợn nái nhằm đáp ứng nhu cầu lợn giống trên địa bàn huyện Vũ Quang và vùng lân cận.
Lãnh đạo huyện tăng hoa chức mừng chủ trang trại  và xã Hương Minh
Tại lễ khởi công Chủ đầu tư xây dựng Trại nái đã cam kết theo sự chỉ đạo của huyện là  đẩy nhanh tiến độ, áp dụng tốt khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp giống theo điều tiết của huyện Vũ Quang và Công ty chăn nuôi Mitraco.
Được biết đây là Trại lớn nái thứ 3 trên địa bàn huyện Vũ Quang được triển khai xây dựng. Trước đó 2 trại lợn nái ở xã Ân Phú đã được xây dựng đi vào hoạt động với quy mô 1.100 con. Ngoài ra nhờ những chính sách khuyến khích trong chăn nuôi Lợn đến nay huyện Vũ Quang cũng đã thành lập được 10 tổ hợp tác với 92 hộ tham gia nuôi 2.040 con/lứa.
Động thổ khởi công dự án trại lợn nái tại
Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang.
Xuân Hoàn – Quốc Lập / Vũ Quang

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Chín Luật sư ký đơn đòi Công lý cho Đỗ Đăng Dư.

Chín luật sư đòi công lý cho Ðỗ Ðăng Dư
10-12-2015 5:53:19 PM
HÀ NỘI (NV) - Một nhóm luật sư đòi tạm đình chỉ công tác đối với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Chương Mỹ để điều tra về cái chết bất thường của thiếu niên Đỗ Đăng Dư.

“Đề nghị Ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội bằng thẩm quyền khả năng của mình tiếp nhận xác minh thông tin ban đầu và tạm đình chỉ công tác đối với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan CSĐT công an huyện Chương Mỹ (người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam em Dư) để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm, nếu kết quả sau này cho thấy không có sai phạm thì khôi phục lại công tác cho đương sự.”

Chín luật sư gồm các ông Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Hà Luân, Hoàng Văn Hướng, Phan Hữu Thư, Nguyễn Trí Tú và Phạm Quốc Cường đã yêu cầu như vậy trong “Đơn trình báo” đề ngày 12 tháng 10, 2015 gửi các ông Bộ Trưởng Công An CSVN Trần Đại Quang, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Việt Hùng, vụ trưởng Vụ 6 VKSNDTC và ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an Hà Nội.

Trong “Đơn trình báo,” các luật sư vừa kể trình bày cho mọi người thấy rất nhiều nghi vấn trái luật pháp liên quan đến vụ bắt giữ Đỗ Đăng Dư, một nghi can mới 17 tuổi, tức chưa thành niên, và không nằm trong loại tội phạm cần phải giam giữ.

Theo các luật sư, hiện chưa biết rõ ràng Đỗ Đăng Dư bị cáo buộc ăn trộm số tiền là bao nhiêu, 1.5 triệu đồng hay 2 triệu. “nếu chỉ lấy trộm số tiền 1.5 triệu thì việc tạm giữ hình sự để khởi đầu cho việc xử lý hình sự em Dư là trái pháp luật.”

Cho dù có bị cáo buộc tội trộm cắp 2 triệu đồng thì “liệu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam em Dư có đủ cơ sở pháp lý hay không?” Các luật sư đặt dấu hỏi.

Các ông viện dẫn Điều 303 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự nói về quy định xử lý người chưa thành niên thì “trẻ vị thành niên như em Dư chỉ bị bắt tạm giam nếu phạm vào tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”

Do vậy, các luật sư viện dẫn Điều 138 Bộ Luật Hình Sự về tội trộm cắp tài sản viết rằng “em Dư phải trộm cắp tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên mới thuộc khoản 2 thuộc khung phạm tội nghiêm trọng và có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam.”

Theo nhận định của 9 luật sư nói trên “cái chết của em Dư không phải tự dưng mà có, đây là hệ quả mà quy trình thủ tục tố tụng hình sự không cho phép xảy ra, tức là thực tại đau buồn này ẩn chứa đằng sau đó sai phạm của những người liên quan. Nếu đúng em Dư bị các đối tượng giam giữ cùng phòng đánh dẫn đến tử vong thì cũng không loại trừ việc mượn tay chúng đánh em Dư là biện pháp buộc em phải khai ra các vụ vi phạm khác.”

Các ông cho rằng “Sự việc đau lòng khiến công luận phẫn uất đòi hỏi phải khách quan điều tra sự việc xem có sai phạm hay không và xử lý trách nhiệm của những người liên quan.”

Sau khi dư luận ồn ào về cái chết bất bình thường của Đỗ Đăng Dư với nhiều dấu tích sưng phù, bầm tím trên thân thể, mồm sưng to và cả chảy nước vàng từ người ra, hai tờ báo Tiền Phong và An Ninh Thủ Đô (báo của Sở Công An Hà Nội) mới đưa tin loan báo Đỗ Đăng Dư bị bạn tù cùng phòng tên Vũ Văn Bình đánh, và “khởi tố bị can Bình để điều tra.”

Hai bản tin này đưa ra các chi tiết liên quan đến vụ đánh này bị một số người từng bị “tạm giam” trong nhà của công an CSVN bình luận là dựng câu chuyện để lấp liếm sự thật.

Đỗ Đăng Dư bị công an bắt giam ngày 5 tháng 8, 2015 với cáo buộc trộm số tiền không rõ 1.5 triệu đồng hay 2 triệu đồng của nhà hàng xóm ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Bà mẹ tên đỗ Thị Mai không được cho gặp mặt con mãi cho đến ngày 4 tháng 10, 2015 thì công an thông báo cho bà là con bà đang được cấp cứu trong bệnh viện.

Không cho gặp nhưng bà Mai đã lén tới được giường bệnh của con thì thấy con trai bà đã hôn mê, thân thể thì đầy dấu tích nhục hình.

Theo tin tức trên Facebook, pháp y của quân đội được đưa tới giảo nghiệm tìm nguyên nhân cái chết nhưng họ chỉ làm biên bản viết sơ sài về những gì họ nhìn thấy ở ngoài da mà không mổ tử thi để xem xét các vết tích trên xương và các phần mềm. Vì vậy, Luật Sư Trần Thu Nam đại diện cho bà mẹ nạn nhân đã không chịu ký vào biên bản. (TN)

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Đơn của Luật sư yêu cầu điều tra cán bộ vi phạm pháp luật .

Đây là đơn trình báo vụ em Đỗ Đăng Dư
Hiện đã có một số luật sư đồng ý tham gia ký đơn cùng để bày tỏ sự đồng lòng nhất trí về việc cần phải khách quan làm rõ có hay không sai phạm trong tố tụng hình sự.
Rất mong các luật sư khác có khả năng tham gia ký đơn cùng thì cho biết để mình bổ sung vào danh sách. Cần sự ủng hộ của mọi người để tìm công lý cho em Dư và cảnh báo ngăn chặn các vụ việc về sau.
Rất mong mọi người bớt chút thời gian đọc hết đơn, nếu thấy có khả năng thì mong đông đảo các luật sư tham gia ký đơn cùng trong không khí ngày truyền thống luật sư vẫn còn
-------------------------
Chúng tôi gồm những người ký tên dưới đây là luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Căn cứ Bộ luật hình sự tại Điều 4 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm như sau: Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự, tại Điều 25 quy định về trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm như sau:

1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.

Nay chúng tôi làm đơn này trình báo tới các Quý ông sự việc như sau:

 Vụ việc em Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) bị Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Chương Mỹ khởi tố và bắt tạm giam về hành vi trộm cắp tài sản, trong quá trình giam giữ tại trại tạm giam số 3 đã bị đánh dẫn đến tử vong. Sự việc đau lòng này đã lan tỏa khiến công luận phẫn nộ xót xa trước cái chết của em Dư.

Trong vụ việc thương tâm này chúng tôi nhận thấy nổi bật lên ba vấn đề đó là: Thứ nhất em Dư mới 17 tuổi chưa thành niên. Thứ hai hành vi của em chỉ là trộm cắp vặt. Thứ ba là việc em bị chết khi đang bị tạm giam. Từ hệ quả đau xót của vụ việc chúng tôi đặt câu hỏi rằng liệu việc tạm giữ hay tạm giam em Dư có đủ cơ sở pháp lý không hay là cơ quan tố tụng đã có quyết định trái pháp luật?

1. Về việc tạm giữ
Em Dư đã lấy trộm và bị bắt quả tang với số tiền hiện chưa rõ là 1,5 triệu hay 2 triệu đồng. Nếu là 1,5 triệu thì hành vi của em Dư chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì theo Điều 138 Bộ luật hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản thì giá trị tài sản trộm cắp phải từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự. Do vậy nếu chỉ lấy trộm số tiền 1,5 triệu thì việc tạm giữ hình sự để khởi đầu cho việc xử lý hình sự em Dư là trái pháp luật.

2. Về việc tạm giam
Trường hợp em Dư trộm cắp tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng đủ mức để bị xử lý hình sự, thì chúng tôi vẫn nghi ngờ rằng liệu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam em Dư có đủ cơ sở pháp lý hay không?

Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thủ tục xử lý người chưa thành niên, thì trẻ vị thành niên như em Dư chỉ bị bắt tạm giam nếu phạm vào tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Điều 138 Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản thì em Dư phải trộm cắp tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên mới thuộc khoản 2 thuộc khung phạm tội nghiêm trọng và có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam.

Trong vụ việc em Dư bị bắt quả tang chưa rõ số tiền là 1,5 triệu hay hơn 2 triệu đồng, trong quá trình khai báo em Dư đã khai ra thêm trộm cắp 4 vụ khác. Chúng tôi ngờ rằng các vụ kia cũng chỉ là trộm cắp vặt giá trị tài sản có khả năng chưa đến 50 triệu đồng. Từ đó chúng tôi cho rằng rất có khả năng cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam không đảm bảo cơ sở pháp lý.

Kính thưa các Quý ông!

Sự việc đau lòng là cái chết của em Dư không phải tự dưng mà có, đây là hệ quả mà quy trình thủ tục tố tụng hình sự không cho phép xảy ra, tức là thực tại đau buồn này ẩn chứa đằng sau đó sai phạm của những người liên quan. Nếu đúng em Dư bị các đối tượng giam giữ cùng phòng đánh dẫn đến tử vong thì cũng không loại trừ việc mượn tay chúng đánh em Dư là biện pháp buộc em phải khai ra các vụ vi phạm khác.

Sự việc đau lòng khiến công luận phẫn uất đòi hỏi phải khách quan điều tra sự việc xem có sai phạm hay không và xử lý trách nhiệm của những người liên quan. Theo đó chúng tôi cho rằng cần khách quan điều tra làm rõ xem số tiền em Dư trộm cắp khi bị bắt quả tang là 1,5 triệu hay 2 triệu đồng để có thể bị tạm giữ hình sự, và trong các lần trộm cắp khác giá trị tài sản có lên đến 50 triệu không để có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam? Rất có khả năng đã xảy ra vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hình sự và là tội phạm diễn ra trong hoạt động tư pháp.

Cụ thể, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ, Quyết định tạm giạm thuộc Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ. Nếu các quyết định này không đảm bảo cơ sở pháp lý như nêu trên thì người ra quyết định đã phạm vào tội ra quyết định trái pháp luật theo Điều 296 Bộ luật hình sự.

Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Từ những nội dung trên chúng tôi đề nghị:

1. Theo Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự, việc điều tra sai phạm của cán bộ tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chúng tôi đề nghị Ông Nguyễn Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6), tiếp nhận thông tin vụ việc và xác minh thông tin ban đầu. Từ đó nếu phát hiện sai phạm như chúng tôi nêu thì quyết định khởi tố điều tra về hành vi ra quyết định trái pháp luật theo Điều 296 bộ luật hình sự.

2. Đề nghị Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an thành phố Hà Nội bằng thẩm quyền khả năng của mình tiếp nhận xác minh thông tin ban đầu và tạm đình chỉ công tác đối với Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ (người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam em Dư) để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm, nếu kết quả sau này cho thấy không có sai phạm thì khôi phục lại công tác cho đương sự.

3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, nắm bắt thông tin sự việc và khơi dậy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, ý thức đầy đủ về tính chất nghiêm trọng và hệ quả sâu xa của tình trạng bạo quyền nghiệt ngã trong nền tư pháp hình sự hiện tại.

Có phương hướng chỉ đạo tiến tới chấp nhận các đề xuất trong cải cách tư pháp là: Nhất trí với quy định về quyền im lặng, việc lấy lời khai bị can phải có luật sư tham gia và trong phòng giam giữ và phòng hỏi cung phải lắp camera ghi âm ghi hình. Chúng tôi cho rằng nếu không thực hiện những việc này thì tội ác do cán bộ công quyền gây ra cho người dân (dù vô tình hay cố ý) sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Chúng tôi, với ý thức nêu cao tinh thần tự chủ và ý thức trách nhiệm công dân trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, xin trình báo nội dung sự việc nêu trên. Rất mong được khẩn trương xem xét.

Những người trình báo
1. Ngô Ngọc Trai
2. Nguyễn Thanh Bình
3. Lê Văn Luân
4. Trần Thu Nam
5. Nguyễn Hà Luân
6. Hoàng Văn Hướng
7. Phan Hữu Thư
..........

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Hàng không - nghề chính và nghề phụ là gì ?

Những vụ phi công, tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt giữ ở nước ngoài
Thứ Năm, 08/10/2015 12:50PM                                     
(VTC News) - Với mức thu nhập khá cao, nhưng một số phi công, tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vẫn ăn trộm, buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền, vàng, đồ công nghệ, thậm chí là hàng cấm để rồi bị bắt giữ ở nước bạn.


Vận chuyển tiền, hàng hóa, đồ công nghệ trái phép
Từ những năm 2008, một phi công của Vietnam Airlines (VNA) đã từng gây chấn động dư luận khi bị bắt giữ tại Úc do nghi ngờ là có liên quan tới đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại quốc gia này. Danh tính của phi công này được xác định là Lại Quốc Việt, cùng với đó là một phi công khác là Trần Đình Quang cũng là phi công của VNA và cũng tham gia vào đường dây phạm tội này.