Đại biểu Đương.
Theo báo Pháp Luật Thành Phố, khi bàn về quyền im lặng, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương đã phát biểu: "Trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội. Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý? Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân… Quan điểm của tôi là không để oan sai nhưng cũng không để bỏ lọt tội phạm."
Giâm đốc công an Thanh hóa
Thưa ông Đương, nói như ông, ủng hộ quyền im lặng là diễn biến hoà bình, chống lại nhân dân sao? Ai cũng hiểu quyền im lặng của bị can chính là quyền con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Vậy khi nhà nước Việt Nam tham gia Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và khi Hiến pháp Việt Nam ghi nhận quyền con người, ông có nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đang tự diễn biến hoà bình và chống lại nhân dân không?
Thưa ông Đương, tôi không rõ ông có phải tín đồ của chủ nghĩa Mao hay không, mà ngay cả vấn đề pháp lý thuần tuý cũng bị ông gán cho tính chất chính trị, rồi chụp mũ ai khác hoặc trái ý mình là "chống lại nhân dân"?
Giâm đốc công an Hà nội.
Tôi nghĩ thế này, nếu không tôn trọng và bảo vệ quyền im lặng của bị can nói riêng và quyền con người nói chung, thì chính ông và nhà nước này đang chống lại nhân dân đấy!
Mặt khác, thêm vào ý kiến của ông, các vị Đại biểu Quốc hội là công an còn viện lẽ dân trí thấp để bác bỏ công nhận quyền im lặng mà toàn thế giới đã thừa nhận từ lâu. Tôi ngạc nhiên lắm, bởi mới đây nhân kỷ niệm ngày Thánh giáng sinh 19/5/2015, ông Tổng bí thư đãng đã long trọng ca ngợi rằng "thời đại HCM là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam", tôi dè dặt tự hỏi rằng đã rực rỡ nhất sao dân trí còn thấp và nhiều tội phạm thế? Dân trí thấp và nhiều tội phạm mà bảo rực rỡ nhất, thì khác nào chính các ông xỏ xiên và mỉa mai "thời đại HCM"? Tôi thấy ái ngại quá!
Tôi cũng nghĩ thế này, ông và các vị đồng sự của ông trong Quốc hội dù sao cũng đều là chính khách, chắc chắn bàn dân thiên hạ luôn nhìn vào, có người gửi gắm tâm tư và nguyện vọng, có người quan sát rồi đánh giá trình độ và tác phong. Do vậy, khi bàn về một vấn đề chuyên môn thuần tuý, quý vị nên nghiên cứu cẩn trọng và lúc phát ngôn cần uốn lưỡi vài lần, nếu không người ta bảo Quốc hội xứ này giống Động Hoa Quả Sơn bên Tàu thời xa xưa, và dân chúng sẽ thấy xót xa tiền đóng thuế của mình.
Le Cong Định FB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét