Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Tin độc quyền, báo Việt nam không có.

Nội dung buổi gặp gỡ của TT Obama với các nhà hoạt động xã hội tại Hà nội.

- Dù tôn trọng chủ quyền quốc gia VN, tuy nhiên, Mỹ luôn hy vọng 2 quốc gia cùng chia sẻ những quyền phổ quát như tư do ngôn luận, quyền lập hội và giám sát chính phủ, quốc hội.

- Và đó là một tiến trình không hề dễ dàng khi trong cuộc gặp mặt hôm nay, có những người đã không tham dự được (4 người).

- Những nhóm hội dân sự luôn khiến công việc làm người lãnh đạo không hề dễ dàng, tuy nhiên, chính vì thế, tôi trở thành một Tổng thống tốt hơn, và nó mang lại lợi ích cho quốc gia.

Qua danh sách khác mời mà tôi biết, ngoài Mai Khôi mới nổi, tôi thấy Nhà trắng chọn khá trọng tâm. Cụ thể:


- bà Đoan Trang là nhà hoạt động nhân quyền đặc biệt tích cực. Trong 2 năm vừa qua, Đoan Trang và các nhà hoạt động khác đã đóng góp tiếng nói minh bạch, cụ thể về hiện trạng nhân quyền VN khác xa với những bản báo cáo bưng bít, trí trá mà VN đọc thuộc lòng trước cộng đồng quốc tế.
- Ông Nguyễn Quang A là một nhà vận động chính sách, luật pháp dày dạn kinh nghiệm và tạo ra những luật chơi dân chủ ôn hoà, bài bản cho thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
- Bà Thảo Teresa đại diện cho những nhà hoạt động trên thực địa, trực tiếp chạm trán và đấu tranh với các hoạt động phi pháp của lực lược hành pháp, tư pháp Việt Nam.
- Luật sư Hà Huy Sơn là người trực tiếp tham gia vào các vấn đề nóng bỏng như dân oan, tù oan, vùng nóng thể hiện sự yếu kém, ung nhọt của hệ thống hành pháp, tư pháp không có khả năng minh bạch cũng như kiểm soát quyền lực.
- Ông Lê Bình là nhà vận động chính sách và giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên cũng như phong trào bảo vệ môi trường, chống bất bình đẳng giới rất tích cực tại Việt Nam.
- Ông Phan Lợi là nhà vận động chính sách và giáo dục ý thức trách nhiệm cho cộng đồng báo chí kích thích môi trường đối thoại và tranh luận nghiệp vụ để Diễn đàn báo chí trở thành một vùng nóng, tạo nên nền tảng sơ khai của mô hình dân chủ chưa thực sự hình thành tại Việt Nam .

Tôi không rõ bà Nguyễn Hồng Anh và 1 người còn lại. Nhưng với danh sách như vậy, cho thấy Nhà trắng rất hiểu sự khó khăn của người dân Việt Nam trong việc đối mặt với các vấn đề nan giải trong chính trị và xã hội, điều ngáng trở họ có được cuộc sống không chỉ yên bình mà còn có tự do, được hưởng những quyền lợi cơ bản trong môi trường, giáo dục và các chính sách công ích khác.

Bằng việc ngăn cản 4 nhà hoạt động xã hội, chính trị tích cực, chính quyền Ba Đình cũng đã có một thông điệp cụ thể về sự lựa chọn của họ. Đó là giải pháp Tập Cận Bình đã và đang làm đối với các hoạt động đàn áp các nhóm hội bảo vệ môi trường bảo vệ dân oan, bảo vệ cựu chiến binh. Hành động chính là thông điệp. Và cũng như Tổng thóng Mỹ nhấn mạnh: cuối cùng sự đổi thay vẫn đến từ chính các bạn. Dù rất khó khăn.

Le Nguyen

Xem thêm bản tin trên BBC :

Sáng 24/5, Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội.

Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời như tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang… bị ngăn cản và câu lưu.

Cuối cùng, chỉ có một số khách mời đến tham dự: nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).

Trả lời BBC qua điện thoại sau cuộc gặp, bà Oanh cho hay: “Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động”.

“Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn”.

“Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.

Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.

“Tôi không rõ là những khách mời không đến được là do bị ngăn cản hay lý do nào khác”, bà nói.

“Nói chung, tôi nghĩ mọi người có tâm lý đến trao đổi để Tổng thống Mỹ nắm bắt tình hình xã hội dân sự Việt Nam chứ không kỳ vọng có sự thay đổi nào. Việc nhà mình thì mình tự giải quyết thôi”.

Hôm 24/5, ứng viên đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Hà nói trên Facebook: "Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!

"Vì chính quyền chủ nhà không tôn trọng khách mời trong cuộc ông Obama gặp đại diện xã hội hôm nay 24/5, khi bắt cóc, chặn giữ những người mà ông Obama muốn gặp mặt. Coi thường quốc khách, coi thường cả quyền căn bản của công dân như thế cơ mà!

"Có 15 ghế khách mời, chỉ có 6 người tới. Nếu tôi là Obama, tôi sẽ gọi thẳng cho ông Trần Đại Quang, ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm, hỏi thắng: muốn chơi hay nghỉ đây?

Tôi xin nhấn mạnh lại: chúng ta cần cả hai, nhân quyền và chủ quyền quốc gia! Lệnh cấm vận vũ khí có thể dỡ bỏ một phần hoặc toàn phần, nhưng điều kiện vẫn là nhân quyền phải được bảo đảm và chấp thuận theo gói, theo luật xuất khẩu vũ khí của Mỹ đấy nhé".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét