Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Chiến thuật phá biểu tình của nhà nước cộng sản khắp thế giới.

Nhà báo Đoan Trang:

Dưới đây là một vài kỹ thuật căn bản (trấn áp biểu tình) của tập đoàn nhà nước có tên duy nhất, không cần nói ai cũng biết:

1.Huy động những người rất ít học vào lực lượng trấn áp, đặc biệt là tù nhân (với hứa hẹn giảm án, đối xử tốt...). Những người này hoàn toàn không có khả năng phân biệt đúng sai nên việc thuyết phục, cảm hóa họ một cách nhẹ nhàng, ôn hòa là không thể. Đây là kịch bản đã từng được Trung Quốc áp dụng trong vụ Thiên An Môn (1989), khi họ sử dụng rất nhiều tù nhân và người thuộc các sắc dân thiểu số vào việc đàn áp sinh viên ở Bắc Kinh.

2.Phất cờ vàng ba sọc đỏ và/hoặc cờ của Việt Tân vào trong đoàn biểu tình, để kích động mọi người mất tập trung, mâu thuẫn, cãi vã. Nếu không ai có ý kiến gì, thì sẽ lấy cớ là biểu tình do “bọn phản động” tổ chức để đàn áp.

3.Luôn có một đội chuyên đi cướp máy quay, điện thoại ghi hình.

4.Luôn có một đội chuyên đi giật băng rôn, khẩu hiệu, để người biểu tình không còn phương tiện biểu đạt ý kiến.

5.Dùng loa tuyên truyền mở hết công suất để át tiếng người biểu tình, gây nhiễu loạn âm thanh, mọi người đều ù tai và không ai “chỉ huy” được những người khác trong hoàn cảnh ấy.

6.Áp dụng chiến thuật “biển người”: Huy động thật nhiều quân - đều là trai tráng khỏe mạnh - lăn xả, chia tách người biểu tình, cô lập những người có vẻ là cầm đầu, bốc lên xe buýt. Vì có thể phải cần tới nhiều người khiêng một người biểu tình, nên khi sử dụng chiến thuật này, công an phải huy động lực lượng cực kỳ đông đảo và sử dụng các dấu hiệu riêng để nhận ra nhau, ví dụ: quần thun xanh nhạt, áo phông trắng, tay đeo vòng màu xanh...

Nhưng đương nhiên, phe trấn áp sẽ phải chùn bước khi những người biểu tình chiếm số đông hơn (chẳng hạn, có thêm hàng trăm dân oan) và xiết chặt tay nhau.

7.Tự gây bạo loạn rồi đổ tội cho người biểu tình để có cớ đàn áp, bắt bớ. Việc này có thể hóa giải được phần nào nếu người biểu tình nắm truyền thông trong tay và đưa thông tin rất mạnh, làm mọi sự sáng tỏ; nhờ đó kịch bản của công an có khi lại thành tác dụng ngược, rất phản cảm. Một ví dụ là vụ án “hai bao cao su” mà công an dựng ra với TS. Cù Huy Hà Vũ, thay vì ghép được ông Vũ vào một tội gì đó xấu xa, bại hoại về đạo đức, thì ngành an ninh Việt Nam lại lãnh đủ sự ô nhục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét