Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Trần Dân Tiên tố cáo nhà tù cộng sản, khen nhà tù Đế quốc.

   Fb Quoc Ngu.


  Nhìn Ls Lê Quốc Quân gày gò, tóc bạc khi vừa ra khỏi nhà tù, chưa kịp hỏi anh có được ăn cơm trắng với thịt bò hai bữa mỗi tuần, như "bác" của chúng nó ở nhà tù Hồng Kong ko.
"Từ trang 77 đến trang 84, bác Hồ mô tả những chuyện bị giam giữ, bị đưa ra tòa xử rồi được tha. Và, ngộ nghĩnh vô cùng, cả đoạn văn ấy là một bài dài ca ngợi nền tư pháp của đế quốc Anh. Lúc bị giam ở xà lim (được coi là thời kỳ tù đày ghê gớm nhất) bác bị ăn uống khổ sở như sau:

“Mỗi ngày hai lần, chúng cho ông ăn cơm gạo xấy và mắm thối. Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt bò cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang!” (trang 78)
Gạo xấy, mắm thối nhà tù bình thường nào cũng có. Chỉ dưới chế độ Cộng sản thì sinh viên các trường cải tạo mới có nhiều ngày ngồi mơ ước được chút mắm thối, chút gạo xấy mà cũng... không có, phải nhai đỡ bo bo. Thế nhưng xà lim bác ở cứ một tuần hai lần thực đơn lại có khoản "cơm trắng với thịt bò". Đem chuyện ấy ra kể khổ, bác không sợ nhân dân miền Bắc sinh ra mơ ước được làm tù nhân ở Hương cảng sao?
Đấy là vụ ăn uống, giờ đến vụ hỏi cung.
Xưa này, chuyện tra vấn, hỏi cung vẫn là chuyện đáng sợ đối với tất cả tù nhân. Người ta truyền tụng những hình thức tra tấn dã man của thực dân: đi tầu bay, tầu ngầm, quay điện, kìm kẹp v.v... thế mà bác Hồ lại khoái được đi hỏi cung mới lạ. Bác là người gan dạ phi thường, mình đồng da sắt, coi thường mọi trò tra tấn, khinh bỉ những cực hình chăng? Hãy nghe bác giải thích:
“Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù. Một là được ra khỏi xà lim một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là vì bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh” (trang 79)
Hóa ra nhà cách mạng vô sản không bị đánh đấm gì, lại còn được phì phèo thuốc lá thơm, nên thích bị hỏi cung quá xá. Nhưng "đi hỏi cung" cũng chưa sướng bằng đau ốm. Khi tù nhân Nguyễn Ái Quốc ể mình, tụi cai tù đế quốc Ăng lê thực dân thâm độc lập tức cho đi nằm bệnh viện. Và ông Nguyễn lại khoe nhắng lên:
“Ông có được cái giường tốt và được ăn cơm tây. Ông nói: "Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này" ” (trang 82)
Thú thật một lời khoe phản động đầy tính cách tuyên truyền chống phá cách mạng vô sản, sỉ nhục nặng nề đàn anh Liên xô. Cho đến lúc này thì đời ông Nguyễn đã dài rồi, đã năm lần bảy lượt ông đến nước quan thầy để chầu chực hoặc học tập. Liên xô nuôi nấng, chiêu đãi ông dữ lắm. Vậy mà, chưa có khi nào đồng chí "Nguyễn" được "ăn uống sung sướng" bằng lúc là một tù nhân của Ăng lê. Xã hội gương mẫu, thiên đường Liên xô đãi khách không tử tế hậu hĩnh bằng chế độ thực dân cư sử với... tù. Nếu chính bác chẳng khai ra thì mấy ai biết được cái chỗ hay ho ấy .
Lòng tốt của thực dân Anh chưa ngừng ở đây. Họ còn cử một luật sư tài ba là Loseby ra cãi cho bác. Và vì Ăng lê không có cái món tòa án nhân dân nên dù bác Hồ là một tên Cộng sản chính hiệu, một tên tay sai trung thành của Nga, bác vẫn được xử là... vô tội. Ông chánh án chỉ yêu cầu phạm nhân phải rời khỏi Hương cảng. Luật sư Loseby vẫn không chịu, cãi cho bác trắng án rồi ông ta còn muốn bác không bị đuổi khỏi Hương cảng. Ông chống án lên tới tòa án của Hoàng đế Anh ở Luân đôn. Và cuối cùng ông ta thành công, bác Hồ reo lên: “Thế là ông Nguyễn thắng lợi” (trang 84)
Bác đã có công trạng gì trong vụ "thắng lợi" này? Cơm trắng thịt bò hai tuần một lần là công của nhà tù Anh. Bác được nằm nhà thương, được ăn những bữa "sướng nhất đời" là nhờ ông luật sư người Anh, nhờ chế độ đối xử với tù nhân của Anh. Bác được tha bổng là nhờ tòa án Ăng lê không giống tòa án nhân dân, nhờ ông luật sư người Anh lỗi lạc. Bác chỉ có công may mắn được ở tù dưới chế độ thực dân Anh! Thế thôi. Hàng triệu tù nhân của những nhà tù do chính bác dựng nên sau này không có anh nào may mắn, tốt phước như thế. Nhiều kẻ chắc đã sống sót, sống dai hơn nếu gặp lũ cai tù tử tế bằng một phần trăm, một phần ngàn cai tù Ăng lê thực dân, đế quốc."
Đọc thêm: http://trandantien.tripod.com/phan5.htm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét