Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Phi trường Tân Sơn Nhất mới chỉ sử dụng 60 % công suất !

Phi trường Tân Sơn Nhứt mới sử dụng khoảng 60% công suất hai đường băng.

Thế mà Việt Cộng lại muốn xây Phi trường Long Thành để đổ gánh nợ lên đầu dân Việt Nam. Tội ác tày trời này của Việt Cộng không thể tha thứ được.

Thử so sánh Phi trường Tân Sơn Nhứt với một số phi trường khác coi sao nghe.

Phi trường Tân Sơn Nhứt có hai đường băng dài lần lượt là 3,800 mét và 3,050 mét. Lượng hành khách hàng năm hiện nay mới chỉ đạt khoảng 22 triệu lượt khách trong 154,378 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tân_Sơn_Nhứt_Airport

Phi trường quốc tế mới của Thái Lan là Suvarnabhumi cũng chỉ có hai đường băng 3,700 mét và 4,000 mét. Lượng khách hàng năm là khoảng 38 triệu lượt trong 289,568 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Suvarnabhumi_Airport

Phi trường ở Sydney với 3 đường băng đón hơn 38 triệu lượt khách trong 300,467 chuyến bay. Tuy nhiên, đáng lưu ý là chỉ có một đường băng dài 3,962 mét và hai đường băng ngắn chỉ khoảng 2,500 mét phục vụ các loại phi cơ nhỏ; tức là Phi trường Sydney chỉ nhiều hơn Tân Sơn Nhứt một đường băng ngắn mà thôi. Nhưng phi trường Sydney VẪN chưa bị coi là quá tải.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Sydney_Airport

Phi trường Changi ở Singapore gồm hai đường băng 4,000 mét và một đường 2,750 mét đón lượng khách hàng năm hiện nay là hơn 54 triệu lượt. trong 341,400 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Singapore_Changi_Airport

Chỉ một vài so sánh nhỏ như vậy cũng đủ thấy rằng Phi trường Tân Sơn Nhứt không hề bị quá tải. Con số đó chứng tỏ chỉ mới xài hết khoảng 60% công suất đáp ứng của hai đường băng.

NẾU cần thiết thì chỉ xây thêm nhà ga đón khách ở Phi trường Tân Sơn Nhứt là dư sức phục vụ thêm khoảng 20 năm nữa.
=============

Thời gian tối thiểu giữa hai lần cất cánh trên cùng một đường băng là khoảng 5 phút. Như vậy, tối đa, một đường băng mỗi năm có thể có

12 x 24 x 365 = 105,120 (lần cất cánh) Tất nhiên, đây chỉ là con số tối đa trên lý thuyết.

Muốn có phi cơ cất cánh thì phải có phi cơ trên mặt đất, có nghĩa là cũng phải có số lần hạ cánh tương tự. Do Tân Sơn Nhứt có hai đường băng, nên giả sử như một đường chuyên dành cho cất cánh và một dành cho hạ cánh.

Như vậy, mỗi năm Tân Sơn Nhứt có thể đáp ứng tối đa khoảng 210,240 lượt cất (hoặc hạ) cánh.

Giả sử như lượng khách trung bình trên mỗi chuyến bay là 220 người thì Tân Sơn Nhứt hoàn toàn có thể đáp ứng được khoảng 40 triệu lượt khách đi (hoặc đến) mỗi năm.

Quý vị nên lưu ý rằng trong QUY HOẠCH HÀNG KHÔNG thì số lượng đường băng đóng vai trò quan trọng nhứt.

Các hãng hàng không luôn muốn đầy hành khách trên phi cơ để tăng lợi nhuận. Do đó, không thể lấy số lượng khách tăng nhanh trong một vài năm để làm căn cứ yêu cầu xây cất phi trường mới. Bởi vì nhiều khi lượng khách tăng lên là do tỷ lệ trung bình số lượng hành khách trên mỗi chuyến bay tới phi trường tăng lên, chớ không phải là số lượng chuyến bay.

Ngoài ra, khi lượng khách trên một tuyến nào đó tăng nhanh, các hãng hàng không cũng chưa nhất thiết phải tăng chuyến; bởi vì có hai phương án giải quyết: tăng chuyến bay hoặc đổi loại phi cơ khác có khả năng chở khách nhiều hơn (không tăng chuyến).

Phải lấy khả năng phục vụ tối đa bao nhiêu lần cất (hạ) cánh của những loại phi cơ nào trên đường băng hiện có của phi trường để xem xét khi quy hoạch thêm phi trường mới được xem là hợp lý.

Gia Vũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét