Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Thái tử đế quốc và thái tử đảng - sự khác biệt.

Con gái của Bill và Hilary Clinton thay mẹ nói chuyện với sinh viên đại học .

Chelsea Clinton.


Chelsea Clinton là cô con gái của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và đệ nhất phu nhân Hilary Clinton , người đang tham gia tranh cử tổng thống mùa bầu cử này . Cô năm nay vừa được 34 tuổi và theo các chuyên gia đánh giá là có tài hùng biện và phong thái nói chuyện trước công chúng rất thuyết phục , không thua gì cha và mẹ .

Trường đại học tư nhân Missouri ở Kansas City khi dự định tổ chức 1 buổi nói chuyện cho sinh viên trong trường nghe về quyền lợi và sự thành công của phụ nữ trong xã hội ở Mỹ , đã có ý mời bà Hilary Clinton đến chủ trì buổi nói chuyện cũng như có 1 bài diễn thuyết .

Nhưng sau khi được biết bà Hilary đang rất bận rộn chuyện tranh cử và có giá tiền cho 1 cuộc nói chuyện tư nhân như vậy là $275 000 , thì trường Missouri đã quyết định mời Chelsea thay mặt bà để tiết kiệm ngân quỹ .

Chelsea ra giá là $65 000 cho thời gian dành cho buổi nói chuyện này nhưng bản thân cô sẽ không bỏ túi 1 xu nào mà toàn bộ số tiền sẽ được trả thẳng vào quỹ từ thiện Clinton do cha cô thành lập cách đây nhiều năm . Đây là 1 quỹ từ thiện vô lợi nhuận chuyên dùng để giúp người nghèo khổ , trẻ em bị bệnh hiểm nghèo và học sinh gia đình có thu nhập kém .

" Công chúa " và " hoàng tử " của các nước tự do dân chủ là vậy đó , họ có kiến thức và tài năng thực sự , và luôn góp phần vào các công tác xã hội , từ thiện , giúp ích cho người dân và nước nhà .

Còn các công chúa , hoàng tử , con ông cháu cha của CSVN thì sao ? Có bao giờ bạn thấy những người này làm cái gì ích nước lợi dân hay không ? Hay toàn chỉ thấy lo ăn chơi và vơ vét tài sản của dân còn hơn ông cha bà mẹ tham nhũng của mình ?



Tại sao bạn lại phải còng lưng đóng thuế nuôi báo cô chúng ? Tại sao bạn lại chịu đựng cho những kẻ bất tài vô dụng như vậy ngồi trên đầu bạn ?

Nguyen Nhi.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

NHÂN QUYÈN VIÊT NAM VÀ ASEAN THEO BÁO CÁO MỸ

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

  • BBC - 26 tháng 6 2015
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố báo cáo nhân quyền hôm 25/6
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.
Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội.
Dưới đây là một phần tóm tắt trong báo cáo về nhân quyền tại 10 nước trong ASEAN:

Brunei

Các vấn đề nhân quyền phổ biến nhất là việc công dân không thể thay đổi chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng, hạn chế tự do tôn giáo và bóc lột người lao động nước ngoài.
Các vấn đề nhân quyền khác gồm hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội.

Myanmar

Các vi phạm nhân quyền ở bang Rakhine là sự trái ngược gây nhiều lo lắng, khác với xu hướng tiến bộ từ 2011, gồm việc thả tù nhân chính trị năm 2012, nỗ lực cải thiện điều kiện trong tù và tiếp tục đàm phán để có ngừng bắn lâu dài.
Tại bang Rakhine, chính quyền trung ương và địa phương hạn chế nghiêm trọng việc tiếp cận nhân đạo và không làm gì mấy để giải quyết nguồn gốc bạo lực và phân biệt. Chính phủ không lập tiến trình công bằng để trao quyền công dân đầy đủ, không phân biệt cho người Rohingya vô tổ quốc. Hồi tháng 11 năm 2014, hơn 16.000 người Rohingya chạy trốn bằng thuyền chỉ trong hai tuần, chủ yếu có sự khuyến khích của an ninh, quân đội, kẻ buôn lậu và buôn người.
Các vấn đề nhân quyền lớn khác tiếp tục trên cả nước, đặc biệt ở các vùng xung đột, gồm hãm hiếp, bạo lực tình dục; các vụ bắt giữ có động cơ chính trị và nói chung là thiếu pháp luật, dẫn đến tham ô và lấy đất sâu rộng mà không đền bù đầy đủ; các vụ bắt nhà báo; và hạn chế tự do truyền thông. Chính quyền không bảo vệ dân ở các vùng xung đột.
Nhiều luật hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, đi lại vẫn tồn tại, và giới chức tiếp tục áp dụng.

Campuchia

Ba vấn đề nhân quyền hàng đầu là việc tùy tiện tạm ngừng quyền tụ họp ở thủ đô, tòa án thiếu hiệu quả và bị chính trị hóa, và hạn chế tự do báo chí.
Các vấn đề nhân quyền khác gồm hành hạ tù nhân, tham nhũng lan rộng, các cơ quan nhân quyền chính phủ thiếu hiệu quả, và buôn người.

Indonesia

Chính phủ không có điều tra công khai minh bạch về một số cáo buộc giết người, tra tấn, hành hạ của lực lượng an ninh.
Chính phủ áp dụng luật mưu phản, báng bổ, phỉ báng, hành vi lịch sự để hạn chế tự do biểu đạt, hội họp. Mặc dù có các vụ kết tội và bắt giữ gây tiếng vang, nhưng tham nhũng rộng khắp trong chính phủ, tòa án và an ninh vẫn là vấn đề.
Sự thụ động của cảnh sát, thiếu bảo vệ nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, hành hạ tù nhân và người bị tạm giam, điều kiện vất vả trong tù, buôn người, lao động trẻ em, và không thi hành tiêu chuẩn lao động và quyền công nhân vẫn là vấn đề.

Lào

Các vấn đề nhân quyền quan trọng nhất vẫn là chính phủ không cho công dân quyền thay đổi chính phủ, điều kiện trong một số nhà tù khắc nghiệt, và tham nhũng trong cảnh sát và tòa án khiến cho thiếu tiến trình công bằng, các vụ bắt giữ và tạm giam tùy tiện.

Malaysia

Các vấn đề nhân quyền lớn nhất là chính phủ hạn chế tự do biểu đạt – gồm ngôn luận, hội họp, lập hội và truyền thông. Hạn chế tự do tôn giáo cũng là quan ngại lớn.

Philippines

Các vấn đề nhân quyền lớn nhất vẫn là các vụ giết người và làm mất tích của lực lượng an ninh và các nhóm dân sự; hệ thống luật hình sự quá tải và yếu ớt nổi bật vì thiếu hợp tác giữa cảnh sát và điều tra viên; hồ sơ yếu kém các vụ truy tố và kéo dài thủ tục; và tham nhũng chính quyền và lạm dụng quyền lực rộng khắp.

Singapore

Chính phủ có thể và đã kiểm duyệt truyền thông (từ show truyền hình đến website) nếu cho rằng nội dung gây hại cho hòa thuận xã hội hay chỉ trích chính phủ. Luật An ninh Nội bộ (ISA) cho phép bắt giam mà không cần trát, khởi tố hay quy trình xem xét của tòa án. Trong những năm gần đây, chính phủ dùng luật này với những người bị cáo buộc là khủng bố chứ không dùng với người của phe đối lập chính trị.

Thái Lan

Ngày 22/5/2014, trong một cuộc đảo chính không đổ máu, quân đội và cảnh sát, lấy tên Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), do Tướng Prayut Chan-Ocha dẫn đầu, đã lật đổ chính phủ lâm thời của đảng Puea Thai.
Các lãnh đạo đảo chính bãi bỏ hiến pháp (ngoại trừ các điều khoản liên quan nền quân chủ, tạm ngừng quốc hội, tiếp tục thiết quân luật đã áp dụng hai ngày trước đó, và ban hành nhiều nghị định hạn chế tự do dân sự. NCPO công bố hiến pháp tạm thời ngày 22/7, bổ nhiệm người vào quốc hội ngày 31/7, và các thành viên quốc hội thống nhất lựa chọn lãnh đạo đảo chính, Tướng Prayut, làm thủ tướng ngày 21/8.
Ngoài các hạn chế nhân quyền do đảo chính, các vấn đề nhân quyền kéo dài nhất là sự vi phạm của an ninh và tình nguyện viên quốc phòng địa phương trong cuộc nổi dậy Malay-Hồi giáo ở ba tỉnh miền nam, và thỉnh thoảng có sự dùng vũ lực quá tay của an ninh, trong đó có việc giết người của cảnh sát, tra tấn, hành hạ nghi phạm, người bị tạm giữ và tù nhân. Sau đảo chính 22/5, công dân không còn khả năng thay đổi chính phủ thông qua quyền bầu cử trong bầu cử tự do và công bằng.

Việt Nam

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - thống trị. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tổ chức năm 2011, đã diễn ra một cách không tự do và không công bằng. Chính quyền vẫn duy trì sự kiểm soát có hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.
Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.
Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại.
Mục 'Tra tấn' trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu một loạt vụ việc:
Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Phi trường Tân Sơn Nhất mới chỉ sử dụng 60 % công suất !

Phi trường Tân Sơn Nhứt mới sử dụng khoảng 60% công suất hai đường băng.

Thế mà Việt Cộng lại muốn xây Phi trường Long Thành để đổ gánh nợ lên đầu dân Việt Nam. Tội ác tày trời này của Việt Cộng không thể tha thứ được.

Thử so sánh Phi trường Tân Sơn Nhứt với một số phi trường khác coi sao nghe.

Phi trường Tân Sơn Nhứt có hai đường băng dài lần lượt là 3,800 mét và 3,050 mét. Lượng hành khách hàng năm hiện nay mới chỉ đạt khoảng 22 triệu lượt khách trong 154,378 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tân_Sơn_Nhứt_Airport

Phi trường quốc tế mới của Thái Lan là Suvarnabhumi cũng chỉ có hai đường băng 3,700 mét và 4,000 mét. Lượng khách hàng năm là khoảng 38 triệu lượt trong 289,568 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Suvarnabhumi_Airport

Phi trường ở Sydney với 3 đường băng đón hơn 38 triệu lượt khách trong 300,467 chuyến bay. Tuy nhiên, đáng lưu ý là chỉ có một đường băng dài 3,962 mét và hai đường băng ngắn chỉ khoảng 2,500 mét phục vụ các loại phi cơ nhỏ; tức là Phi trường Sydney chỉ nhiều hơn Tân Sơn Nhứt một đường băng ngắn mà thôi. Nhưng phi trường Sydney VẪN chưa bị coi là quá tải.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Sydney_Airport

Phi trường Changi ở Singapore gồm hai đường băng 4,000 mét và một đường 2,750 mét đón lượng khách hàng năm hiện nay là hơn 54 triệu lượt. trong 341,400 chuyến bay.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Singapore_Changi_Airport

Chỉ một vài so sánh nhỏ như vậy cũng đủ thấy rằng Phi trường Tân Sơn Nhứt không hề bị quá tải. Con số đó chứng tỏ chỉ mới xài hết khoảng 60% công suất đáp ứng của hai đường băng.

NẾU cần thiết thì chỉ xây thêm nhà ga đón khách ở Phi trường Tân Sơn Nhứt là dư sức phục vụ thêm khoảng 20 năm nữa.
=============

Thời gian tối thiểu giữa hai lần cất cánh trên cùng một đường băng là khoảng 5 phút. Như vậy, tối đa, một đường băng mỗi năm có thể có

12 x 24 x 365 = 105,120 (lần cất cánh) Tất nhiên, đây chỉ là con số tối đa trên lý thuyết.

Muốn có phi cơ cất cánh thì phải có phi cơ trên mặt đất, có nghĩa là cũng phải có số lần hạ cánh tương tự. Do Tân Sơn Nhứt có hai đường băng, nên giả sử như một đường chuyên dành cho cất cánh và một dành cho hạ cánh.

Như vậy, mỗi năm Tân Sơn Nhứt có thể đáp ứng tối đa khoảng 210,240 lượt cất (hoặc hạ) cánh.

Giả sử như lượng khách trung bình trên mỗi chuyến bay là 220 người thì Tân Sơn Nhứt hoàn toàn có thể đáp ứng được khoảng 40 triệu lượt khách đi (hoặc đến) mỗi năm.

Quý vị nên lưu ý rằng trong QUY HOẠCH HÀNG KHÔNG thì số lượng đường băng đóng vai trò quan trọng nhứt.

Các hãng hàng không luôn muốn đầy hành khách trên phi cơ để tăng lợi nhuận. Do đó, không thể lấy số lượng khách tăng nhanh trong một vài năm để làm căn cứ yêu cầu xây cất phi trường mới. Bởi vì nhiều khi lượng khách tăng lên là do tỷ lệ trung bình số lượng hành khách trên mỗi chuyến bay tới phi trường tăng lên, chớ không phải là số lượng chuyến bay.

Ngoài ra, khi lượng khách trên một tuyến nào đó tăng nhanh, các hãng hàng không cũng chưa nhất thiết phải tăng chuyến; bởi vì có hai phương án giải quyết: tăng chuyến bay hoặc đổi loại phi cơ khác có khả năng chở khách nhiều hơn (không tăng chuyến).

Phải lấy khả năng phục vụ tối đa bao nhiêu lần cất (hạ) cánh của những loại phi cơ nào trên đường băng hiện có của phi trường để xem xét khi quy hoạch thêm phi trường mới được xem là hợp lý.

Gia Vũ.

Phản đối công an Hồ Chí Minh đàn áp chủ tịch hội nhà báo độc lập !

TUYÊN BỐ SỐ 6 - HỘI NBĐLVN PHẢN ĐỐI CÔNG AN TP HCM ĐÀN ÁP CHỦ TỊCH HỘI

1. Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) về “làm rõ nội dung các bài viết đăng lên Internet liên quan Nguyễn Quang Lập”.

Sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng từ chối đến Cơ quan ANĐT cả 3 lần vì lý do sức khỏe, ngày 25/6/2015, khoảng 20 nhân viên an ninh đã ập vào trường Tuổi Thơ 7, quận 3, TP.HCM - là nơi gửi con của nhà báo Phạm Chí Dũng - để bắt giữ và cưỡng chế thô bạo ông về Cơ quan ANĐT tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Ngày 26/6, nhà báo Phạm Chí Dũng lại một lần nữa bị các nhân viên an ninh ép xe trên đường, cưỡng bức đưa về Cơ quan ANĐT, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Mặc dù lý do làm việc của Cơ quan ANĐT là về vụ án Nguyễn Quang Lập, nhưng hầu hết các câu hỏi thẩm vấn đều xoáy vào IJAVN, trang web của hội này là Việt Nam Thời Báo và các bài viết trên báo nước ngoài của tác giả Phạm Chí Dũng. Cơ quan ANĐT đòi hỏi trang web Việt Nam Thời Báo phải ngừng hoạt động.

Ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015, Cơ quan ANĐT lại tiếp tục phát giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng để “hỏi rõ nội dung một số bài viết ông Dũng đăng lên mạng Internet”. Có thể hiểu là đến lúc này, mục đích của chính quyền và công an không chỉ muốn ngăn chặn và loại bỏ hoạt động của IJAVN mà còn nhắm tới việc ngăn chặn và loại bỏ vai trò chủ tịch hội của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Với 2 giấy triệu tập ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015 do Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn ký tên, Cơ quan ANĐT đã lạm quyền khi sử dụng giấy triệu tập không đúng với qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An về việc chỉ “Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự” mới có quyền hạn “triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Tức chỉ sau khi khởi tố vụ án, phân công điều tra viên, những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới được điều tra viên triệu tập.

Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) cũng qui định: nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặc dù được yêu cầu là “người làm chứng”, nhưng nhà báo Phạm Chí Dũng luôn bị Cơ quan ANĐT đe dọa là “từ nay trở đi sẽ cưỡng chế triệu tập bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu”. Sỹ quan an ninh thẩm vấn trực tiếp còn có hành vi ép buộc nhà báo Phạm Chí Dũng phải ký tên vào biên bản ghi lời khai cùng cản trở quyền đón con nhỏ của ông.

Từ cuối năm 2013 sau khi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập IJAVN đến nay, Nhà báo Phạm Chí Dũng liên tục bị cơ quan công an tổ chức theo dõi, tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà, gần 20 lần bị triệu tập, một số lần bị bắt giữ trái phép.

2. Những động tác triệu tập, đối xử thô bạo, nội dung thẩm vấn và hành vi sách nhiễu khác của Cơ quan ANĐT trong thời gian qua khó có thể được hiểu khác hơn là nhằm mục đích muốn loại trừ IJAVN và vai trò chủ tịch IJAVN của Nhà báo Phạm Chí Dũng, bất chấp thiện chí của IJAVN là phản biện ôn hòa với nhà cầm quyền về chính sách và và việc thực hiện chính sách để cùng hỗ trợ người dân, đặc biệt là người nghèo trong xã hội.

Những hành động trên của Công an TP.HCM là một bằng chứng rõ ràng về việc Nhà nước Việt Nam đã rất thiếu tôn trọng những cam kết của họ trong vai trò một thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Những hành động trên lại chỉ xảy ra ít ngày trước chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng, một chuyến đi mang ý nghĩa rất quan trọng về quân sự, kinh tế, nhưng cũng có thể không tránh được các chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và người Việt hải ngoại về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Việt Nam.

Trước nguy cơ bị nhà cầm quyền đe dọa và có thể dẫn tới đàn áp nhằm xóa sổ IJAVN - một tổ chức xã hội dân sự mặc nhiên được hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và 2013, các nhà báo độc lập của IJAVN lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động sách nhiễu, đối xử thô bạo và có thể tiến tới bắt giam của Công an TP.HCM đối với không chỉ Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng trong thời gian qua mà còn có thể xảy ra với một số thành viên IJAVN trong thời gian tới.

IJAVN kêu gọi các chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước quan tâm dân chủ và nhân quyền, cùng các tổ chức truyền thông hãy có biện pháp thiết thực để hỗ trợ IJAVN trong hoàn cảnh bị đàn áp nặng nề hiện nay.

Ngày 29 tháng 6 năm 2015
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

* Bản tuyên bố này thể hiện bằng các ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp, được gửi đến các ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Ttrương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, cùng các cơ quan và tổ chức dân chủ, truyền thông quốc tế.

STATEMENT NUMBER 6/IJANVN ON OPPOSING PERSECUTION OF JIAVN'S HEAD

1. Since the beginning of June 2015, Security Investigation Department (SID) – Ho Chi Minh City Police has continuously sent 3 summonses to journalist Pham Chi Dung - head of Independent Journalists Association of (IJAVN) questioning “contents of articles linking to blogger Nguyen Quang Lap.”

After 3 times refusing to present at SID's office due to health problems, Pham Chi Dung was arrested on 25/06/2015. There were about twenty policemen came up at his child's daycare - Tuoi Tho 7 in district 3, Ho Chi Minh City and forced him to SID's office on Phan Dang Luu 4, Binh Thanh District. And he was not released until the end of the same day.

On 26/06 Dung was again forced to stop and brought to SID's office for a whole day detention.

The reason of the detention would have been all about Nguyen Quang Lap issues, but all the questions focused on IJAVN, the IJAVN's official website The Vietnam Times and articles written by Pham Chi Dung and published on media overseas. SID demanded that The Vietnam Times must be terminated.

On 25 -26/06/2015 SID continued sending Pham Chi Dung summonses to “clarify his published articles on the internet”. It is obvious up to now that the authorities and Police Department not only want to terminate activities of IJAVN but also aim to prevent and terminate his role as head of IJAVN.

Having issued two summonses signed by colonel Nguyen Anh Tuan on 25-26/06/2015, SID abused their power by sending those summonses that is not relevant to Criminal Code 2003 and circular 01/2006/TT-BCA(C11) which was issued on 12/01/2006 by Ministry of Public Security. Criminal Code states that investigator(s) who assigned to investigate criminal cases is (are) the only person(s) to “summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies from witnesses, victims, civil plaintiffs, civil dependants and persons with interests and obligations related to the cases”. In other words, the accused will only be summoned after the case is prosecuted and investigator(s) is assigned.

Circular 01/2006/TT-BCA(C11) also defines “abusing summonses is strictly prohibited if those are not used for the right purpose or to- be-expertized objects, the right function and competency such as questioning many times about unimportant issues or that are not relevant to the case, or questioning repeatedly about the statements which are already presented, etc. Summonses that might influence activities of institutions, organizations or that might affect the reputation of organization or that of individuals are strictly forbidden.”

In spite of being requested as “a witness”, Pham Chi Dung was warned by SID that “from now on he will be forcibly summoned anytime and anywhere”. Moreover, the police officer who interrogated Pham Chi Dung forced him to sign the minute of statements and interfered the right to pick up his child from the daycare.

After quitting his status as a member of Vietnam Communist Party and establishing IJAVN, Pham Chi Dung has been following by policemen; his passport was seized and he is not allowed to go abroad. In addition, he was prevented from going out of his house. Besides, he was summoned 20 times and arrested illegally a few times.

2. The purposes of SID's activities – summoning, brutally treating, content of questioning, and other harassment activities in the last few months – cannot be modified other than expelling IJAVN and Pham Chi Dung function as the head of IJAVN. Then SID disregards IJAVN's attempts for peaceful debating with the government about policies and implementation those policies in order to support Vietnamese people, especially the poor ones.

The activities of SID confirmed the fact that Vietnamese authorities does not respect the commitment to their role as a member of United Nation Human Rights Committee.

Those violations were implemented a few days ahead the trip to The United States of America of Nguyen Phu Trong- chief of Vietnam Communist Party whereas this trip is considered extremely important for Vietnamese economy and security. However, it will surely encounter critics about its violations on human rights from international and Vietnamese overseas communities.

Being subject to intimidating and violating to exclude IJAVN – a Civil Society Organization which is founded based on Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 and 2013, independent journalists of IJAVN strongly oppose not only SID's intimidation, harassment and detention towards Pham Chi Dung in the last few months but also that of SID towards some members of IJAVN.

IJAVN urges internal and international agencies, NGOs, and governments those highly praise democracy and human rights as well as media organizations to support IJAVN during this tremendous intimidation.

June 29,2015
Independent Journalists Association of Vietnam

* The statement is written in Vietnamese-English - French and will be sent to Nguyen Phu Trong-Chief of Vietnam Communist Party, President Truong Tan Sang, Prime Minister Nguyen Tan Dung, Tran Dai Quang- Minister of Public Security of Vietnam, democratic institutions and organizations, international media.

Trần Dân Tiên tố cáo nhà tù cộng sản, khen nhà tù Đế quốc.

   Fb Quoc Ngu.


  Nhìn Ls Lê Quốc Quân gày gò, tóc bạc khi vừa ra khỏi nhà tù, chưa kịp hỏi anh có được ăn cơm trắng với thịt bò hai bữa mỗi tuần, như "bác" của chúng nó ở nhà tù Hồng Kong ko.
"Từ trang 77 đến trang 84, bác Hồ mô tả những chuyện bị giam giữ, bị đưa ra tòa xử rồi được tha. Và, ngộ nghĩnh vô cùng, cả đoạn văn ấy là một bài dài ca ngợi nền tư pháp của đế quốc Anh. Lúc bị giam ở xà lim (được coi là thời kỳ tù đày ghê gớm nhất) bác bị ăn uống khổ sở như sau:

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Cách tính giá điện ở nước ngoài khác Việt nam ra sao.

Tính giá điện ở nước ngoài khác Việt Nam như thế nào?

Tại những quốc gia mà điện được quản lý bởi các công ty tư nhân, người dân có quyền tự do lựa chọn đơn vị cung cấp, cũng như phương án tính giá.

Tính giá điện ở nước ngoài khác Việt Nam như thế nào?
Tại nhiều nước châu Âu và châu Úc, cách tính giá điện phụ thuộc vào hợp đồng giữa người sử dụng và công ty điện. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn loại hợp đồng với những điều khoản họ cho là phù hợp nhất. Thông thường, các nước này có 2 lựa chọn: Trả mức phí cố định cho thời gian sử dụng cộng tiền cho từng kWh, hoặc chỉ trả theo từng kWh sử dụng.
Nếu chọn phương án trả phí cố định, chi phí sẽ rẻ hơn. Còn sử dụng phương án trả theo từng kWh sử dụng, người tiêu dùng phải chọn giữa các cách tính do nhà cung cấp đưa ra. Do giá điện tại nhiều nước châu Âu thả nổi, người tiêu dùng được chọn trả tiền theo giá thị trường (thay đổi theo chu kỳ), hoặc theo giá cố định mà nhà cung cấp đưa ra.
Anh Huấn, một người Việt sống ở Anh, cho biết, các công ty điện tại quốc gia này cũng như nhiều nước châu Âu có sự cạnh tranh về mức giá. "Hiểu nôm na, tiền điện tại châu Âu khá giống với cước viễn thông, các nhà cung cấp đều đưa ra những phương án để thu hút người sử dụng", anh Huấn cho biết.
Việc có nhiều phương án để lựa chọn giúp người sử dụng tính toán và tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt liên quan đến điện. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trên thực tế, hầu hết các công ty điện đều đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Theo anh Tùng, một du học sinh Phần Lan, nhiều phương án khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện, khi số kWh càng cao, giá tiền càng thấp.
Một số nước như Singapore lại có cách điều hành khác. Giá điện tại Singapore được kiểm soát bởi Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA). Áp dụng phương án thả nổi theo thị trường, giá mỗi kWh điện tại Singapore thay đổi theo chu kỳ. Hiện tại, người Singapore phải trả 20,87 xu cho mỗi kWh điện, bất kể dùng ít hay nhiều, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Phương án tính tiền điện tại Việt Nam có gì chưa ổn?

Từ ngày 16/3, mức giá bán điện mới được áp dụng tăng 7,5%. Nhiều người cho biết, tiền điện của gia đình mình tăng gấp đôi, thậm chí gần gấp 3 lần.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cách tính luỹ tiến đang làm lợi cho người bán điện. Do vậy, cơ quan quản lý cần có phương pháp tính khác để đảm bảo hài hoà lợi ích với người tiêu dùng.
Ông Long cũng cho biết, theo nguyên lý thị trường, càng sử dụng nhiều một loại hàng hoá, dịch vụ nào đấy thì giá càng rẻ, song với ngành điện thì ngược lại. Người tiêu dùng càng sử dụng nhiều, giá càng đắt.
Giá điện tại Việt Nam tính theo kiểu luỹ tiến. Ảnh: Hoàng Hà.
Giá điện tại Việt Nam tính theo kiểu luỹ tiến. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo anh Hưng (Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), tiền điện của gia đình đã tăng gấp đôi trong 2 tháng trở lại. "2 tháng gần đây, tiền điện nhà tôi tăng vọt từ 1,3 triệu lên 2,6 triệu. Nhà chỉ sử dụng 1 điều hòa, giá tăng cao thực sự làm tôi thấy choáng", anh Hưng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, cho rằng, giá điện sẽ điều chỉnh theo thị trường vào đầu năm 2016, theo lộ trình. Và từ nay đến đầu năm 2016, giá tiếp tục có những điều chỉnh cần thiết, thực hiện đúng theo thị trường điện mà các nhà đầu tư đề nghị.
Quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt tại Việt Nam:
Bậc 1 cho kW từ 0-50: 1.484 đồng/kWh
Bậc 2 cho kW từ 51-100: 1.533 đồng/kWh
Bậc 3 cho kW từ 101-200: 1.786 đồng/kWh
Bậc 4 cho kW từ 201-300: 2.242 đồng/kWh
Bậc 5 cho kW từ 301-400: 2.503 đồng/kWh
Bậc 6 cho kW từ 401 trở lên: 2.587 đồng/kWh
Theo Tô Đức
Zing New

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

VN vừa ký thêm một " văn tự bán nước " ?


  Theo tin từ VN thì Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ từ 7-9/7/2015. Nghe nói chính quyền Obama đã chuẩn bị một lễ đón tiếp trọng thể dành cho vị Tổng bí thư (TBT) lãnh đạo một trong những chính thể được xếp hạng tham nhũng và đồi bại nhất thế giới.
Không cần quan tâm đến nguyện vọng của dân và xu thế thời đại, ông dùng bộ máy đàn áp trói chặt người VN với đường lối và thể chế cộng sản. Khốn thay cho dân VN, chủ thuyết ấy và chính thể cộng sản độc tài lại là cái nôi đã ấp và nở ra những „ma cà rồng“ kếch xù gây tội ác lớn nhất chống lại loài người như Stalin, Lê nin, Mao Trạch Đông…
Những người lạc quan cho rằng đây là một cơ hội lớn để ông Tổng Bí thư rửa tiếng nhơ “bán nước cho TQ” để giữ quyền lực – điều mà nhiều người vẫn nhận định về ông lâu nay.
Vì thế, nếu ông TBT không nhân dịp này mà lập công chuộc tội với nhân dân VN, liên minh thực sự với Mỹ để bảo vệ và phát triển đất nước, giải tán Đảng cộng sản VN, thiết lập thể chế dân chủ tự do đa nguyên; chuyến đi của ông cũng theo khuynh hướng „chiến tích ngoại giao đen“ kiểu ông Phạm Quang Nghị trước đây thì tai tiếng „cõng rắn về cắn gà nhà“ của ông và giới cầm quyền tham nhũng VN thật ngàn năm khôn rửa.
Cánh cửa đẹp luôn để ngỏ. Những ai dù đã có sai lầm, gây hại cho dân nhưng nếu biết sám hối, nhân thời cơ mà lật ngược tình thế, đưa cộng đồng thoát khỏi ách cộng sản độc tài, xóa bỏ gần trăm năm nô lệ thì vẫn được nhân dân tha thứ và ghi nhận như một anh hùng cứu nước.
Bất kỳ ai trong “tứ trụ triều đình” VN cũng có thể làm được điều đó, trong đó có Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng cho đến giờ này, hy vọng ấy chỉ là hoang tưởng nếu căn cứ quá khứ và hiện trạng những hành vi mà ông đã và đang làm.
Nước Mỹ có biết “Truyện Nỏ thần”?
Việc Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ khiến nhiều người liên tưởng đến “truyện Nỏ thần”. Đó là một truyền thuyết rất nổi tiếng của VN, kể về loại vũ khí cực mạnh (nỏ thần) làm từ móng chân của một vị thần. Thần này thương tình trao nó vào tay vua An Dương vương của VN (thời đó gọi là nước Âu Lạc) để chống quân xâm lược người TQ. TQ bẫy vị vua này bằng mối quan hệ vờ như gắn bó ruột thịt để trộm lấy nỏ thần, rồi đem nỏ thần tàn sát quân VN. Nước mất, bị truy đuổi, vua bất lực trước giặc, quay lại trút căm hờn vào người nhà, chém chết con gái rồi lao xuống biển tự sát.
Thời đại nay đã khác xưa. Xưa kia vua với nước là một. Nước mất thì vua chết.
Vua VN bây giờ không phải một người, mà là “một bầy sâu” tham nhũng. Do thời thế cũng như thể chế, quyền lợi của “bầy sâu” này không gắn chặt với đất nước VN mà lại gắn chặt với nhà cầm quyền TQ – tức là giặc của người VN.
Chính bởi thế, nhà cầm quyền VN thỏa hiệp với sự xâm lấn của TQ. Dư luận chứng minh rằng hết người này đến người khác, hết lần này đến lần khác, nhà cầm quyền VN đã liên tục ký “văn tự bán nước” cho TQ.
Một động thái gần đây nhất đã làm chồng chất thêm sự phẫn nộ của người VN. TQ liên tục đe dọa, tấn công, đánh đắm, cấm đoán các phương tiện thủy vận, bồi đắp đảo nhân tạo, đưa chiến hạm đến chiếm cứ lãnh hải, hoàn tất đường lưỡi bò chiếm đoạt hầu hết lãnh hải VN rồi vu cáo và nhục mạ VN. Nhưng thay vì phải đấu tranh với TQ trên mọi phương diện để bảo vệ đất nước thì ngày 17- 19/6/2015, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã mau mắn dẫn một đoàn quan chức sang Bắc Kinh để dự cái gọi là “phiên họp lần thứ 8 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương VN-TQ”.
Đoàn quan chức này đã làm gì cho đất nước VN?
Ông Phó Thủ tướng đã ký ngay bản Cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông”, “thỏa thuận những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ, đàm phán và tìm kiếm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, cùng kiểm soát bất đồng trên biển”…(“Việt Trung nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển Đông” – theo VnExpress – 18/6/2015)!
Thật ngược đời! Bên có hành động phức tạp, bên mở rộng tranh chấp, bên gây mất hòa bình, ổn định ở biển Đông chính là TQ. VN là nạn nhân. Ký cam kết như trên là chấp nhận không phản đối, là đồng thuận việc TQ xâm lấn VN.
Sự kiện này khiến người ta cực kỳ thất vọng với ông Phạm Bình Minh – con trai của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trước đây đã phản đối Hội nghị Thành Đô bán nước cho TQ và não nề thốt lên tiếng nói của lương tâm: “thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự…”. Hóa ra ông Phạm Bình Minh chẳng nối được chí cha. Ông đã tự tha hóa khi đứng vào bộ máy quyền lực và quyền lợi?!
Đa phần những chuyến thăm TQ dày đặc của quan chức VN chỉ để ký kết các bản cam kết có hại cho VN theo lệnh của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương mà thực chất là VN thực hiện gần như vô điều kiện mọi yêu cầu của TQ.
Chiếc và li và con rắn
Người ta ngờ rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng dám nhận lời thăm Mỹ sau khi thăm TQ cũng là do đã được lệnh của nhà cầm quyền Bắc Kinh, sau khi họ Tập đã tính toán kỹ kịch bản, đường đi nước bước để và biến họ Nguyễn thành một con bài lợi hại trong cuộc tuyệt giao với Mỹ để dễ bề thôn tính VN.
Ngay trước chuyến đi Mỹ của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị năm 2014, nhiều người cũng đã khấp khởi hy vọng rằng việc lạ này sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ – Việt, cho thấy khuynh hướng phe bảo thủ trong Đảng đã xích lại gần hơn với quyền lợi của dân VN.
Món quà ngoại giao mà ông Nghị tặng ông John McCain – người đại diện cho chính phủ Mỹ đứng ra mời ông sang thăm đã đi vào lịch sử đen tối của những món quà ngoại giao lố bịch nhất trên thế giới. Đó là ảnh chụp tấm bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt và giơ tay hàng với dòng chữ không thể nổi bật hơn: “Ngày 26/10/1967 tại hồ Trúc Bạch quân và dân Thủ đô Hà Nội bắt sống tên John Sney Ma Can thiếu tá không quân Mỹ…” (lại càng thêm nổi bật vì ghi sai tên người, ghi sai binh chủng!)
Đó là một trong những món quà khả ố nhất được khách đem tặng để làm nhục chủ nhà mà theo nhận định của giới thạo tin thì đó là thành tựu ngoại giao của sự kết hợp hai Đảng cộng sản nhằm vô hiệu hóa mọi nỗ lực của phe cấp tiến VN muốn xích lại gần hơn với Mỹ và thế giới văn minh để thoát khỏi vòng trói của TQ.
Có vô số bình luận thể hiện bất bình về hành động trên. Hãy xem một trong những ý kiến được nhiều người cho là chuẩn xác, dù là của một blogger giấu tên để tránh sự truy bức: 11:22 Ngày 02 tháng 08 năm 2014 “Nặc danh” đã viết: “Được mời vào nhà làm khách lại có hành vi tiểu nhân, giấu dao đâm sau lưng, rồi cho đây là thắng lợi ư?
Dầu cho ĐCSVN có thần phục TQ, cũng không nên có hành động tiểu nhân như thế này, đây quả là một việc làm đầy nhục nhã, ngu muội.
Mỹ dại vì dây với ĐCSVN hay ĐCSVN trơ trẽn phơi bày bộ mặt chống Mỹ tới cùng và sẵn sàng ôm chân Tàu cộng.
Phải chăng đây là bằng chứng để ĐCSVN kể công với Tập Cận Bình.
Nói cho cùng, trước hành động này, là người Việt, mình cảm thấy rất nhục nhã”.
Để biết khuynh hướng và hiệu quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, hãy xem hành trang của ông ta còn gì cho Mỹ và cho dân VN.
Dường như đó là một chiếc va li rỗng, trong đó cuộn tròn một con rắn Trung hoa?
Dường như vì quyền lợi của mình ở biển Đông, Mỹ vẫn muốn tạm thời hy sinh những đòi hỏi về nhân quyền, về thể chế chính trị với VN để trao cho VN một lệnh bỏ cấm vận vũ khí và đặc cách vào TPP – mạnh tương tự “nỏ thần” cho VN tự vệ trước TQ?
Tốt thôi. Nước Mỹ thường khôn ngoan và chỉ đôi khi khờ khạo. Nhưng những ông Mỹ mắt xanh quen suy bụng ta ra bụng người theo lối suy nghĩ logic của loài người, nhiều khi lại thua “trắng bụng” trước thói quen tráo trở của cộng sản VN và TQ vốn coi danh dự chỉ là thứ để giẫm dưới gót giày.
Vậy, kinh nghiệm cho hay rằng, trước khi muốn trao vũ khí cho VN, nước Mỹ cần đọc “truyện Nỏ thần”. Cần đề phòng trường hợp “nỏ thần” Mỹ từ tay VN sẽ quay lại bắn thẳng vào Mỹ và người bật lẫy nỏ TQ. Nếu thế thì VN và thế giới, không loại trừ Mỹ, sẽ thêm một lần “chết dưới tay TQ”

Võ Thị Hảo
23-06-2015

Các viên chức Hà nội tiếp dân không thuộc luật ?

UBND TP TIẾP “VMHNX”: “THEO LUẬT, CÔNG DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN CHẤT VẤN CHÍNH QUYỀN” (?!)




Trụ sở tiếp dân có đầu gấu ? 

Một tháng rưỡi sau ngày nhóm Vì Một Hà Nội Xanh (VMHNX) đưa văn bản yêu cầu giải trình đến Phòng Tiếp Công dân UBND TP Hà Nội lần thứ nhất, vào 15h chiều thứ ba, 23/6, cơ quan này đã mời đại diện của nhóm đến làm việc về nội dung liên quan đến vụ chặt hạ, thay thế hàng loạt cây xanh trên địa bàn Hà Nội.

Tiếp nhóm VMHNX là các ông Phạm Chí Công (Phó Chánh VP UBND TP, Trưởng ban Tiếp Công dân TP), ông Nguyễn An Huy (Phó Chánh Thanh tra TP), ông Lê Hồng Oanh Ngọc (Phó Trưởng ban Tiếp Công dân TP), ông Bá Văn Thắng (Phó phòng chuyên môn, VP UBND TP), bà Lại Thị Tuyết Nhung (Trưởng phòng Tổng hợp, Ban Tiếp Công dân TP), cùng hàng chục công an sắc phục, an ninh thường phục và dân phòng đứng bên ngoài để “canh” và quay phim các thành viên của VMHNX.

Tuy nhiên, ngược với số lượng đông đảo của đoàn tiếp dân, phía VMHNX chỉ có hai người được phép vào là anh Nguyễn Anh Tuấn và chị Cao Vĩnh Thịnh, mặc dù trong hai lần gặp trước, đều có 5 thành viên tham gia thảo luận.

“DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU NHÀ NƯỚC GIẢI TRÌNH”

Ngay từ đầu cuộc gặp, Phó Chánh VP UBND TP Phạm Chí Công đã “phủ đầu” bằng cách khẳng định: “Tôi phải nói rằng các anh chị dùng từ “văn bản yêu cầu giải trình” trên đơn là không đúng quy định của pháp luật. Ta phải thống nhất với nhau là không dùng mấy từ này. Chỉ có một là kiến nghị, hai là đề nghị, ba là tố cáo, chứ mình là công dân thì không có quyền “yêu cầu giải trình”. Theo luật là không có”.

Ông Công giải thích: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – VMHNX), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Ông Công lặp đi lặp lại ý này và còn nói: “Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định”.
Đại diện của VMHNX, anh Nguyễn Anh Tuấn, nói: “Chúng ta làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và trân trọng tình cảm của người dân đối với thủ đô. Chính vì thế nên việc tranh cãi xem văn bản này phải mang tên là “kiến nghị” hay “yêu cầu giải trình” là không cần thiết. Tuy nhiên, một khi anh cứ nhấn mạnh mãi rằng chúng tôi vận dụng sai luật thì phải nói thẳng: Chúng tôi không sai. Bản thân chúng tôi là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ hành vi chặt phá cây xanh trên các tuyến phố. Chúng tôi có bị ảnh hưởng từ sự chặt phá cây, và đó là hành vi chặt hạ chứ không phải tỉa cành”.

Anh Tuấn cũng khẳng định bản báo cáo kết luận thanh tra (ngày 8/5/2015) chỉ là nhằm báo cáo cấp trên (UBND TP và Thanh tra CP) chứ không mang ý nghĩa giải trình đối với người dân để họ xác định cụ thể sai phạm ở đâu. “Về mặt logic, các anh làm và các anh tự thanh tra mình và báo cáo lẫn nhau, là không đúng. Về nội dung, chúng tôi cũng không hài lòng với kết quả thanh tra, vì nó không khách quan, không cụ thể, không chỉ rõ các sai phạm”.

“ANH LÀ DÂN, VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÔNG GIẢI TRÌNH VỚI ANH”

Vị Phó Chánh VP UBND TP to tiếng: “Thành phố Hà Nội đã hết sức nghiêm túc, đã chỉ đạo thanh tra và có kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra đã làm rõ mọi việc rồi, các anh chị về mà đọc, mà nghiên cứu cho kỹ. Còn các đề nghị khác của các anh chị, chúng tôi trả lời luôn, là không có cơ sở cung cấp. Thành phố chính thức trả lời là tất cả nội dung đã được đề cập trong kết luận của Thanh tra rồi và Thành phố cũng đang thực hiện hết sức nghiêm túc. Anh chị không thấy khách quan chứ đa phần người ta thấy khách quan rồi”.

Anh Nguyễn Anh Tuấn một lần nữa nhắc lại: “Bản kết luận không thể hiện được các văn bản mà chúng tôi yêu cầu. Là người dân, chúng tôi có quyền giám sát và chúng tôi cần những văn bản đó để tiếp tục thực hiện công việc giám sát độc lập và phản ánh tiếp”.

Các quan chức tiếp tục yêu cầu đại diện nhóm VMHNX “về đọc kết luận thanh tra”. Họ không đưa ra được một thông tin nào mới cũng như không giải trình thêm được một lời nào.

Với các câu hỏi mang tính chất vấn của anh Nguyễn Anh Tuấn và chị Cao Vĩnh Thịnh về bản kết luận thanh tra (ví dụ, văn bản của Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có nói đến việc lập phương án bảo vệ, không rõ phương án đó có bao gồm việc chặt cây không và chặt bao nhiêu?), các quan chức đồng loạt: “Anh chị chỉ có quyền phản ánh đề nghị của các anh chị thôi chứ không có quyền chất vấn”. Ông Phó Chánh Thanh tra Nguyễn An Huy còn tuyên bố: “Anh là người dân. Tôi sẽ không giải trình với anh các nội dung đó. Anh không có quyền yêu cầu tôi trả lời và tôi không có trách nhiệm trả lời. Anh lấy điều nào của luật mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải trả lời anh?”.

THÁI ĐỘ THIẾU TÔN TRỌNG DÂN

Cuộc làm việc kết thúc sau hơn một tiếng, với biên bản do Ban Tiếp Công dân lập. Anh Nguyễn Anh Tuấn ghi rõ: “Biên bản này chỉ phản ánh được một phần nội dung buổi làm việc. Buổi làm việc không làm rõ được các nội dung yêu cầu giải trình – mục 1 và 2. Chúng tôi bảo lưu việc đề nghị UBND TP Hà Nội làm rõ thêm các nội dung của bản kết luận thanh tra bằng việc cung cấp bản sao các văn bản như đã nêu trong “văn bản yêu cầu giải trình” đã gửi ngày 28/5/2015”.

Phía ngoài phòng, các nhân viên an ninh Thành phố, quận Hoàn Kiếm, và công an, cũng ngăn cản ba thành viên của nhóm VMHNX vào bên trong để cùng tham gia thảo luận.


Nhìn chung, cuộc gặp và thảo luận của Ban Tiếp Công dân với những thành viên đại diện của VMHNX chiều 23/6 một lần nữa cho thấy chính quyền vẫn chưa thực sự cầu thị và coi trọng ý kiến cũng như yêu cầu của người dân, đồng thời cũng thể hiện rằng một cơ chế để chính quyền phải thực sự minh bạch là chưa thể có ở Việt Nam.

Điều này mở ra nhiều vấn đề mới trong công cuộc vận động bảo vệ môi trường, thúc đẩy minh bạch, của nhóm VMHNX. 
Trước mắt, sẽ là việc tiếp tục yêu cầu Hà Nội phải có lời giải trình và trả lời bằng được những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, thái độ và cung cách cư xử với người dân là điều mà chính quyền phải khẩn trương cải thiện.

Nhóm VMHNX sẽ tiếp tục các yêu cầu, kiến nghị, nhằm làm rõ các sai phạm, để bảo vệ môi trường và cây xanh một cách triệt để.

VÌ MỘT HÀ NỘI XANH.

Lê Quang Hùng - một thẩm phán sát nhân tại Long an !

CHÂN DUNG GIA ĐÌNH CỦA TÊN THẨM PHÁN SÁT NHÂN: LÊ QUANG HÙNG VÀ EM TRAI LÀ LÊ QUANG TRÁNG

21 Tháng Sáu 201512:24 CH(Xem: 31)

Chân dung gia đình của tên thẩm phán sát nhân: Lê Quang Hùng và em trai là Lê Quang Tráng

416 copy

Ngoc Nhi Nguyen - 2008 , hai nữ nhân viên rất xinh đẹp ở bưu điện Cầu Voi bị hãm hiếp và giết chết 1 cách dã man , hung thủ là ai không ai biết , 23 tình nghi bị bắt về tra án nhưng lại thả ra hết và công an không ghi lại bất cứ khẩu cung nào của 23 người này . Phải chăng vì 23 người này đã khai ra hung thủ là 1 nhân vật con ông cháu cha nào đó ? 

2 tháng sau Hồ Duy Hải đột nhiên bị bắt tại nhà , vàng bạc nữ trang của gia đình bị tịch thu nói đó là vàng bạc cướp được từ hiện trường gây án ( sau này đã trả lại khi gia đình có biên lai mua từ tiệm ) , tro ngoài sau vườn bị hốt đi nói là bằng chứng Hải đốt quần áo dính máu để phi tang ( trong khi dấu tay dính máu tại hiện trường không có cái nào là của Hải ). 

Hải bị giam trong suốt thời gian điều tra án , không cho tại ngoại , trong thời gian này Hải bị đánh đập dã man , bị mớm cung , còn công an thì lo đi mua dao mua thớt bỏ vào làm giả hung khí giết người . Phải chăng vì lúc này thằng sát nhân COCC đó đã chạy chọt lên đến quan trên và màn kịch Ly miêu hoán chúa , tìm kẻ chết thay bắt đầu được diễn ? 

Vậy tên thẩm phán giết người nào đã đưa ra quyết định xử tử Hồ Duy Hải đầu tiên ? Đó chính là tên Lê Quang Hùng .

Lê Quang Hùng là thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm , và hắn đã bỏ mặc ngoài tai lời kêu oan của Hải , lời biện hộ của luật sư , và các bằng chứng làm việc quá bậy bạ của công an , mà tuyên án tử hình Hồ Duy Hải . Phải chăng vì hắn đã nhận tiền hối lộ của tên sát nhân COCC đó rồi ? 

Lê Quang Hùng từng bị phanh phui dính líu đến các đường dây chạy án ở Long An . Bất cứ vụ án lớn nhỏ nào trong khu vực chỉ cần chạy đúng chỗ đúng người đúng số tiền là án to thành án nhỏ , án nhỏ hóa không , còn án nào xí xóa không được thì tìm người chết thế , như Hồ Duy Hải vậy . 

Viện Kiểm Sát đã từng thân chinh điều tra đường dây chạy án này , và tên Nguyễn Văn Đến , nguyên Chánh án TAND huyện Đức Hòa , đã bị khai trừ khỏi đảng và đình chỉ công tác , nhưng tên Lê Quang Hùng này không những không bị gì mà còn được thăng chức lên làm Phó chánh án !! 

Đó là hắn nhờ vào em ruột là Lê Quang Tráng , còn có biệt hiệu là Út Tráng , là chủ trường gà lớn nhất miền Tây ở Cầu Ván và cả ở Campuchia . 

Đá gà cá độ ăn tiền là vi phạm pháp luật ở VN nhưng đối với anh em Lê Quang Hùng , Lê Quang Tráng thì pháp luật chả là cái đinh rỉ gì , vì chúng có sự chống lưng của chính tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng . 

Lê Quang Tráng là bạn thân của Nguyễn Tấn Dũng , cũng là cánh tay mặt tay trái gom tiền cho đại ca Dũng , giúp đại ca làm giàu nên Dũng hết lòng bao che cho tên đàn em này , và đương nhiên là bao che cho cả anh trai hắn là Phó chánh án Lê Quang Hùng . 

Trường gà của Út Tráng ở Cầu Ván xây dựng quy mô , có tường bê tông , cửa sắt cao hơn 2 m còn có hàng rào kẽm gai . Bãi đậu xe rộng mênh mông , hàng ngày có hàng trăm chiếc xe loại xịn của các con ông cháu cha và đảng viên cán bộ nhà nước giàu có hơn đại gia đến đó chơi đá gà . 

Người dân mà quây bộ đá vài ba con thì sẽ bị công an bắt , phạt tiền , đánh cho hộc máu , thậm chí bỏ tù , nhưng còn Lê Quang Tráng đá gà suốt 10 mấy năm thì cả tỉnh bao che , bất cứ ai đến điều tra đều được công an và cán bộ các cấp cho biết là " Ông Út Tráng hồi đó có mở trường đá gà , nhưng giờ nghỉ rồi , ổng nuôi gà giống thôi " ! Còn ai léng phéng đến trường gà tìm cách điều tra thì sẽ có ngay hàng chục tên côn đồ làm bảo vệ xông ra đánh , đánh chết bỏ , không công an nào dám can thiệp hay điều tra .

Năm 2012 có nhóm phóng viên viết loạt bài về các trường gà nổi tiếng ở miền Tây . Khi tìm đến trường gà Cầu Ván của Lê Quang Tráng cũng không cách nào thâm nhập , không thể chụp được tấm hình nào của Út Tráng hay hình ảnh bên trong trường gà . Người dân địa phương cho biết sau đó Út Tráng cho côn đồ " xử đẹp " luôn cả phóng viên !
Ngoc Nhi Nguyen

Khi nào Tàu khựa làm được điều tốt như người Mỹ ?