Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Ví dụ về Luật pháp chuẩn mực.

Khi không có một hệ thống luật pháp chuẩn mực, minh bạch thì các băng nhóm cát cứ nổi lên ở khắp nơi, làm ăn lung tung theo cách tự ý diễn giải, hòng che mắt các cơ quan và công luận đang giám sát chúng.
 Ở quốc gia chúng ta, bất kỳ một công chức nào cũng có thể diễn giải cách hiểu luật của họ bằng mồm, áp đặt cách hiểu đó cho người khác/ công dân ... Mà không hề trình ra văn bản pháp lý diễn giải/ qui định về vấn đề đó.
 Ví dụ khi bạn đi yêu cầu " cập nhật sổ hộ khẩu" thì nhân viên công an sẽ nói với bạn bằng miệng rằng : phải thế này... Thế nọ... thế kia... Mà không đưa ra/ dán ở đâu... cái văn bản qui định nào có nội dung như họ nói. Điều này các bạn có thể kiểm tra ở bất kỳ nơi nào khi bạn muốn thử.
 Hay một nhóm  CSGT ra đường làm việc tuần tra, tuýt xe ở bất kỳ góc phố/ đường cao tốc ...  nào đó , họ chỉ nói mồm rằng : họ làm theo qui định, đúng qui trình, được phân công...   Họ chỉ nói với người dân/ lái xe như vậy chứ không hề chìa ra giấy / lệnh/ qui trình ... Có dấu đỏ / số hotline... của cơ quan cho phép họ.

Đó là một trong  những  tồn tại của một vài ví dụ về luật pháp không chuẩn mực, tạo kẽ hở cho các bộ phận / con người thực thi tự ý diễn giải, làm theo cách họ hiểu/ nghĩ. Rất tai hại ! Mọi nguy cơ về tham nhũng , tiêu cực từ đây nảy sinh , nó trở thành vấn đề lớn là tình trạng bất tuân luật pháp của chính lực lượng thực thi pháp luật trở thành phổ biến, thành phong trào và thành quốc nạn, khiến quốc hội - cơ quan đại diện của dân trở thành bù nhìn, tiếp tục tự bịt mắt và bao biện cho  chính họ khi đã không đủ nhận thức, tư duy về " Pháp luật chuẩn mực" .

Chúng tôi ký một hợp đồng mua bán/ xây lắp với một cty nước ngoài thì bao giờ cũng bị họ bắt buộc tuân thủ theo mẫu hợp đồng chuẩn quốc tế, ví dụ : giải thích cặn kẽ từng khái niệm thế nào là " lắp đặt" , " chạy thử" , " kết thúc" , thế nào là " chậm trễ" , " tiến độ " ... vv, các nghĩa của nó đương nhiên được giải thích bằng Tiếng Việt và tiếng Anh. Các tranh chấp hay hiểu sai về khái niệm không tồn tại khi anh đã thò bút vào ký hợp đồng. Mọi tranh chấp, khiếu nại trong thời gian hai bên thực thi hợp đồng đều có sẵn các điều khoản ghi sẵn trong hợp đồng để giải quyết , nếu hai bên chưa hiểu/ thống nhất thì mới ra toà.
Ví dụ như vậy để chúng ta hiểu rằng : CSGT làm việc theo nhiệm vụ được giao/ bên trên/ bộ / chính phủ /quốc hội ... Coi như anh đang ký hợp đồng làm việc , rất đơn giản như vậy. Và vấn đề minh bạch, thái độ tôn trọng hợp đồng được thể hiện qua việc anh luôn làm đúng các điều khoản đã ghi trong đó, không được tự ý hiểu/ diễn giải sai.
Và đương nhiên khi anh làm việc theo hợp đồng đã ký thì anh luôn phải mang theo bản chính hoặc bản sao của hợp đồng để trình ra mỗi khi có bên A ( dân ) thắc mắc hoặc không tuân thủ. Anh cũng có nhiệm vụ nhắc nhở bên A phải tuân thủ " hợp đồng " nếu A làm sai hay cố ý hiểu sai các điều khoản...

Luật pháp chuẩn mực nó đơn giản bởi sự minh bạch tối đa, và nó là điều tối cần thiết cho một xã hội văn minh, tôn trọng con người, tôn trọng xã hội.
Nếu xã hội chưa có luật pháp chuẩn mực thì vẫn đang là rừng, người có hành vi như thú, rất loạn lạc.

Lê Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét