Thông tin này được chính ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố cho biết trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm cách đây 2 ngày. Như vậy, bình quân mỗi tháng chi phí cho việc cắt tỉa cây cảnh ngốn hết 58,3 tỷ đồng.
Nếu chỉ tính riêng 24km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) thì chi phí mỗi năm cũng hết tới 53 tỷ đồng. Nghĩa là mỗi tháng hết tới 4,4 tỷ đồng.
Nghe được tin này, hẳn là 10 triệu dân đang sinh sống ở Thủ đô sẽ choáng váng và bức xúc lắm.
Và, ông Nguyễn Đức Chung cũng vô cùng bức xúc khi nói rất gay gắt: "Không thể chấp nhận được”.
Người đứng đầu thành phố chỉ đạo dừng ngay việc làm vô nghĩa và lãng phí này, tiết kiệm 700 tỷ đồng để dùng vào những việc thực sự có ích cho dân. 
Đó là một chỉ đạo đúng đắn, nhưng người dân còn muốn hơn thế nữa, đó là Chủ tịch thành phố phải làm rõ những chi phí này xuất phát từ sự chỉ đạo của ai, những cá nhân và tổ chức nào đã tham gia vào việc tiêu tiền của dân vô tội vạ như vậy?
Lương của những công nhân làm việc này rất thấp, chỉ vài ba triệu mỗi tháng, vậy thì số tiền hàng trăm tỷ đồng kia rơi vào tay ai? Ai đã thừa cơ "thả câu" để khuân hàng tỷ đồng về nhà?
Dư luận bức xúc vì mỗi năm Hà Nội lãng phí tới 700 tỷ đồng để cắt tỉa cây hoa, cây cảnh. ảnh: kinh tế đô thị
Khi sự việc xảy ra, có người bình luận chua chát rằng, ở Hà Nội chuyện gì cũng có thể xảy ra, vậy nên cũng chẳng cần bức xúc làm gì.
Vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long, rất nhiều công trình ở Hà Nội có rất nhiều công trình bị gọi là phung phí vì hàng đống tiền ném và nhưng kết quả thu về thì quá thấp, trong đó phải kể tới Bảo tàng Hà Nội đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, vậy mà sau 5 năm vẫn vắng như chùa Bà Đanh, và cũng chẳng để lại được ấn tượng gì.
Công viên Hòa Bình cũng là một dự án khủng, đầu tư tới 282 tỷ đồng và khánh thành vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long. Công viên này vừa xây dựng xong đã xuống cấp, rồi cũng phải đổ ra hàng đống tiền để sửa chữa.

Những sai lầm “vụn vặt”: Công tác cán bộ

Một dự án khác ở Hà Nội là cải tạo, sữa chữa vỉa hè, hệ thống chiếu sáng... trên đoạn phố Nguyễn Văn Cừ, chỉ dài khoảng 2,8km, nhưng cũng chi phí tới 254 tỷ đồng. 
Tất nhiên, dự án này cũng được gắn mác cải thiện môi trường, giao thông trong khu vực, phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Các dự án ở Hà Nội đều được gắn với nhiều lý do, trong đó phải có yếu tố phục vụ đời sống nhân dân. Nhưng lạ là làm vì dân nhưng lại bị dân phản đối kịch liệt.
Đấy là dự án xây nhà vệ sinh công cộng trị giá bạc tỷ (14 nhà vệ sinh, 15 tỷ đồng) mà ông Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi ký quyết định vào tháng 10/2014. Số tiền này lấy từ ngân sách thành phố. Khi ấy, ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị còn mạnh miệng tuyên bố, đây là mức giá thấp nhất, tiết kiệm nhất.
Tất nhiên, ngay sau khi thông tin được công bố thì dư luận đã “phát điên” với ý tưởng này, để rồi ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khi ấy đã phải ra lệnh dừng dự án.
Trước đó, vào tháng 4/2010, Hà Nội thực hiện dự án cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Gươm bằng việc thay đá lát vỉa hè bằng đá xanh cỡ lớn với kinh phí dự kiến 40 tỷ đồng. 
Nhiều ý kiến cho rằng việc lát loại đá trên dễ trơn trượt, gây nguy hiểm và việc thực hiện dự án có thể gây lãng phí khi vỉa hè khu vực này còn khá mới. Lần ấy, ông Thảo cũng phải chỉ đạo dừng dự án này.
Một dự án khác cũng được dư luận đặt câu hỏi về sự lãng phí đầu tư đó là nhà chờ xe bus nhanh thuộc diện 5 sao đầu tiên ở Hà Nội, với chi phí đầu tư với lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo dự kiến, khi đi vào hoạt động, phía bên trong nhà chờ sẽ trang bị máy bán vé, máy quét thẻ và soát vé tự động. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà chờ vẫn trống không và cũng chẳng ai trông giữ hay bảo vệ dự án nghìn tỷ.
Để đầu tư cho dự án này (phê duyệt từ năm 2007), Hà Nội đã vay hơn 55 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, và phải hoàn trả trong vòng 30 năm.
9 năm qua, khoảng tiền đi vay đã tiêu gần hết, nhưng lại chẳng phục vụ được gì cho cộng đồng.
Với hàng loạt dự án chi tiêu hàng trăm, hàng nghìn tỷ, kém hiệu quả như vậy, nhưng lạ thay không một cán bộ nào của Hà Nội bị quy trách nhiệm, bị cách chức.
Đó đều là những chuyện bắt nguồn từ thời ông Nguyễn Thế Thảo còn giữ ghế Chủ tịch Thành phố, và đến bây giờ ông Nguyễn Đức Chung đang phải giải quyết hậu quả từ những mớ bòng bong ấy.

Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”

(GDVN) - Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân"?
Cách đây 1 tháng, tại hội nghị triển khai Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu, cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tính liêm khiết và tinh thần trọng danh dự của đảng viên, cán bộ, công chức.
Ông Hải nói thẳng rằng, tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hà Nội vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Một số cán bộ, công chức còn biểu hiện sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ, cá biệt có đồng chí còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, phải xử lý theo quy định…
Do vậy, cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tính liêm khiết của đảng viên, cán bộ, công chức, tinh thần trọng danh dự; phê phán những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tạo đồng thuận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Nhưng nếu chỉ giáo dục, rèn luyện... thôi thì có lẽ cũng chẳng đi đến kết quả gì, và giống như ném đá ao bèo. 
Vì vậy hẳn là 10 triệu dân ở Hà Nội sẽ hết lòng ủng hộ nếu ông Hải, ông Chung áp dụng những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn nhóm lợi ích, khiến cho chúng "không thể" và "không dám" nhân danh nhân dân để đục khoét tài sản của dân.