Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Giáo dục bê bối như hũ mắm thối !

Còn gì để hi vọng?
Ry

1. Thầy giáo dạy Toán và nữ sinh lớp 10 ở Trường PTTH Tầm Vụ, huyện Châu Thành A, Hậu Giang đánh nhau túi bụi giữa lớp học trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh...
4. ....

2. Hiệu trưởng trường mầm non Apollo (TP.HCM) hù trẻ ăn ít bằng cách dốc ngược đầu trẻ và doạ ném ra cửa sổ.

3. Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội), ung dung ngồi trong taxi đi vào trường học. Khi chiếc xe gây tai nạn khiến một học sinh bị gãy xương đùi, chỉ bằng trò phát phiếu khảo sát với kết quả không có chiếc xe nào đi vào trường học, hiệu trưởng đã biến có thành không, đổi đen thành trắng. Đây đích xác là một kẻ vô giáo dục. Hành động ấy là tận cùng của sự vô liêm sỉ, tận cùng của sự khốn nạn.

4. .....

Quá nhiều câu chuyện vô giáo dục ở ngành giáo dục. Tôi đã hoàn toàn không còn cảm xúc gì nữa. Đơn giản là bởi, tôi chưa từng đặt niềm tin vào nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đây là một nền giáo dục chạy theo thành tích sách vở, không lấy nhân tố con người làm trung tâm, không lấy việc dạy làm người làm mục tiêu tối thượng.

Đổi mới giáo dục, soạn lại sách giáo khoa, Chính phủ đã tốn không biết bao nhiêu nguồn lực, nhưng vì sao ngành giáo dục vẫn mãi là một bi kịch trong tiến trình phát triển của xã hội? Dễ hiểu thôi, bởi đây là nền giáo dục của một hệ thống lỗi.

Chiến tranh biên giới, cuộc chiến ngăn chặn hành vi xâm lược tàn bạo, man rợ của Trung Quốc với đất nước và nhân dân Việt Nam vào tháng 2-1979, không biết bao nhiêu máu xương người Việt đã nằm lại nơi biên cương lạnh lẽo, nhưng sách giáo khoa lịch sử chỉ đề cập qua quýt vài dòng. Người ta ứng xử với sự thật lịch sử như vậy, thì làm sao giáo dục có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp làm nền tảng phát triển cho đất nước?

Quá khứ và hiện tại sẽ soi rọi tương lai. Một dân tộc muốn lãng quên cả lịch sử của mình, dân tộc ấy không có tương lai.

Trong một hệ thống lỗi, còn gì để hi vọng nữa không? Câu trả lời phụ thuộc vào thái độ sống của mỗi chúng ta.

Fb Bạch Hoàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét