Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Formosa " chết lâm sàng"

Hà Vũ – Đặng Sơn

Hình ảnh về không khí nhộn nhịp, sầm uất tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) nay đã không còn nữa mà thay vào đó là cảnh đìu hiu, vắng lặng...
“Ngắc ngoải” chờ chết
Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế. 
Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm.
Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.
Lối dẫn vào cổng chính Formosa rất ít phương tiện qua lại, khác hẳn với thời gian trước đây luôn đông nghẹt công nhân, các phương tiện, máy móc.
Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra.
Có mặt tại Khu kinh tế Vũng Áng vào những ngày cuối tháng 2 sau nhiều biến cố, PV Infonet, chứng kiến cảnh hàng loạt các dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, của hàng tạp hóa … đều vắng khách. 
Thời điểm này, hầu như vắng bóng công nhân làm việc. ​Chị Trần Thanh Thúy bán nước ngay cổng chính dẫn vào công ty Formosa than thở: “Thời gian trước có vài vạn công nhân làm việc, không khí sôi sục lắm. Thế nhưng, vào dịp này chẳng còn nhiều công nhân vào chỗ tôi uống nước nữa.”
PV Infonet đi khảo sát một vòng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí thì đều chung tình trạng ế ẩm, lượng khách đến đặt phòng, ăn uống giảm mạnh.
Vườn bia Phú Sơn hầu như vắng bóng khách
Anh Trần Thái Sơn – Chủ loạt nhà hàng, khách sạn, quán cà phê mang tên “Phú Sơn” (tại P. Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Formosa hoạt động không sôi động như trước nữa nên hoạt động kinh doanh, buôn bán của tôi ảnh hưởng hết sức nặng nề. 
Nếu như trước đó, mỗi tháng doanh thu của tôi có thể đạt 3 tỉ đồng nay cố gắng lắm cũng chỉ là 500 đến 600 triệu đồng/ tháng. 
Doanh thu giảm nên buộc tôi phải cho các nhân viên nghỉ việc. Nếu sắp tới tình hình không khả quan có thể tôi sẽ tìm một địa chỉ khác để đầu tư.” – Anh Sơn cho biết.
Chị Nguyệt – người quản lý nhà nghỉ, khách sạn Anh Bảo (đóng tại phường Kỳ Liên, T.X Kỳ Anh) cho rằng, các năm từ 2011 đến 2013, khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Ông chủ khách sạn là người Đài Loan đã cùng gia đình về từ trước Tết nhưng đến nay chưa thấy sang lại”. 
“Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở. Hy vọng, trong thời gian tới, nếu Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 2 thì tình trạng ế ẩm may ra mới hết.” – bà Nguyệt nói.
Doanh thu giảm 70%
 Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh được đầu tư với số vốn 300 tỉ đồng cũng đang trong tình trạng èo uột. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ được 30% .
Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh (đóng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng tương tự. Thời gian trước, đây là địa chỉ cho các đoàn khách cao cấp trong nước và quốc tế đến làm việc và nghỉ ngơi nhưng nay đã vắng bóng hẳn.
Ông Lưu Hải Đằng, Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh cho hay, khách sạn được đầu tư 300 tỉ đồng với tổng 246 phòng, sau sự cố môi trường hồi năm 2016, công suất phòng và doanh thu của khách sạn giảm ghê gớm. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ gắng gượng được có 30%. Doanh thu bây giờ chỉ khoảng 2 tỉ đồng/ tháng trong khi trước đó là 8 tỉ đồng.
“Kể từ sau sự cố môi trường vào tháng 4/2016, tình hình có vẻ đã khá hơn, đã có lúc có những hợp đồng định chạy công suất phòng lên khoảng 70 – 80% nhưng lại bị sự cố như mấy hôm vừa rồi (tin đồn video formosa xả thải ra nước màu đỏ - NV) thế là các đoàn khách của Nhật với khách nước ngoài người ta lại rút lại hợp đồng.” – ông Đăng nói.
Bà Đoàn Thị Mỹ - Trưởng phòng Văn hóa thị xã Kỳ Anh thông tin: “Hiện tại, toàn thị xã Kỳ Anh và Khu kinh tế có 63 nhà nghỉ và khách sạn. 
Sau những sự cố về môi trường và những tin đồn thất thiệt liên quan đến môi trường thì tất cả các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đều vắng khách, doanh thu giảm đến 70%.”
“Sau Tết, tình hình có khá hơn khi sự cố môi trường đã phần nào khắc phục, các doanh nghiệp đang quay trở lại đây để đầu tư tiếp nên sẽ kích cầu được các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi” – Bà Mỹ cho biết.
Một số hình ảnh PV ghi lại cảnh vắng vẻ, èo uột tại KKT Vũng Áng những ngày cuối tháng 2:
 Chuỗi nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của anh Sơn trước kia được ví như một khu Ma Cao thu nhỏ, lượng người đổ về đây tấp nập nhưng đến nay việc kinh doanh, buôn bán đình trệ hoàn toàn.
Do lượng khách mua sắm giảm nên rất nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa nghỉ hoặc chờ chuyển nhượng.
Các phòng trọ được xây cho công nhân hoặc lao động tự do thuê đều không còn người thuê nữa, khác hẵn trước đây, 1 phòng có thể có vài người ở.
Một số cửa hàng mới mở cố gắng cầm cự cho qua những ngày tháng khó khăn
Trung tâm Tân Khang Phú với các chuỗi nhà hàng, khách sạn, karaoke, văn phòng cho thuê cũng vắng lặng.
Chị Nguyễn Thị Ý, chủ nhà hàng Hoành Sơn cho biết, quán chị trước kia có rất nhiều khách nước ngoài đến ăn. Thế nhưng, sau khi sự cố môi trường thì lượng khách đến ăn ít hẳn, nhà hàng giờ một ngày chỉ vài bàn ăn, thậm chí có những ngày không một người nào đến đặt bàn.
Nhà hàng này do không còn duy trì được lượng khách đến ăn uống nên đã đóng cửa từ lâu. Chủ quán người Đài Loan đã về nước chờ cho tình hình khả quan trở lại thì mới mở cửa.
Các năm từ 2011 đến 2013 khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở.
Khu kinh tế Vũng Áng (KKT VA) có diện tích 22.781ha, là một trong năm khu kinh tế ven biển trọng điểm được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015; được Chính phủ quy hoạch phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lược quốc gia bao gồm: Khu liên hợp luyện gang thép công suất 22 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện 6.300MW; Cảng nước sâu công suất 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm vào năm 2020; Trung tâm lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm; tổng kho ga xăng dầu và khí hóa lỏng phục vụ khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và nước CHDCND Lào. 
Cảng nước sâu cảng Vũng Áng - Sơn Dương được xây dựng cho tàu có trọng tải 300.000 tấn cập cảng; quy hoạch của cảng gồm có 59 cầu cảng đã triển khai xây dựng 18 cầu cảng đã bắt đầu đi vào khai thác. 
Từ cảng Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới.
(còn tiếp)

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Tuyên bố chung của XHDS độc lập Việt nam gửi EU

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA XHDS ĐỘC LẬP VIỆT NAM GỬI EU


Ngày 23/2, đại diện của 11 tổ chức xã hội dân sự độc lập đã gặp gỡ phái đoàn dân biểu của Nghị viện châu Âu trong chuyến làm việc của Nghị viện để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam, trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.

11 tổ chức, trong đó có Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc lập, NXB Trẻ Hà Nội, đã cùng ra một tuyên bố chung đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua. Tuyên bố gồm có 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị.

Theo đó, mặc dù có đạt một số thành tích về xóa đói giảm nghèo, nhưng Việt Nam vẫn là một chính thể độc đảng, quyền con người bị vi phạm trầm trọng và trên diện rộng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hiệp hội, tụ tập ôn hòa, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Bản tuyên bố nêu rõ những biện pháp mà chính quyền dùng để trấn áp tự do ngôn luận và báo chí ở Việt Nam:

1. Duy trì hệ thống thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, để không công nhận nhà báo độc lập, từ đây mở đường cho việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, thậm chí đánh đập, hành hung người làm báo;

2. Duy trì hệ thống cơ quan tuyên giáo các cấp từ trung ương tới địa phương để kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí;

3. Phát triển đội ngũ dư luận viên để công khai tấn công vào tự do ngôn luận, mạ lị, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, song song với ca ngợi chính sách của nhà nước…

Điều 18 của Tuyên bố chung xác định lực lượng an ninh đã và đang rất tích cực gây chia rẽ giữa các tổ chức xã hội dân sự có giấy phép và khối xã hội dân sự độc lập.

Điều 19 nêu rõ việc hàng chục năm qua, công dân Việt Nam vẫn phải khai báo thông tin về “dân tộc” và “tôn giáo” trong giấy tờ tùy thân, và điều này cấu thành một sự vi phạm nhân quyền với tính chất kỳ thị.

Trong phần kiến nghị, những tổ chức ra tuyên bố chung yêu cầu:

- Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải có những điều khoản về nhân quyền, được xác định rõ ràng và có tính ràng buộc;

- Ủy ban châu Âu phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền, song song với Hiệp định;

- Sau khi Hiệp định được phê chuẩn, Ủy ban châu Âu phải xem xét các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền của mình;

- Phải có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền; cơ chế này phải khuyến khích và tạo điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia.

“Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước” – Tuyên bố chung khẳng định.

Nguồn: FB Pham Doan Trang

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Bắt băng Võ Kim Cự trong tuần này ?

VI PHẠM CỦA HÀ TĨNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN FORMOSA HÀ TĨNH: TRÁCH NHIỆM CHÍNH THUỘC VỀ ĐỒNG CHÍ VÕ KIM CỰ, HỒ ANH TUẤN



Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa ban hành thông cáo báo chí về Kỳ họp thứ 11 của Ủy ban từ ngày 15 đến 17/02/2017, tại Hà Nội dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương.
Thông cáo cho biết, tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

1- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cá nhân liên quan
Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2008-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát; để xảy ra các vi phạm trong công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về đồng chí Nguyễn Minh Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng với cương vị là người đứng đầu; đồng chí Bùi Cách Tuyến, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Thứ trưởng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và đồng chí Nguyễn Thái Lai, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Thứ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Mai Thanh Dung trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thẩm định, đánh giá tác động môi trường và đồng chí Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

2- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm chính thuộc về đồng chí Võ Kim Cự trong thời gian giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư BCSĐ, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và trách nhiệm của đồng chí Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (2010-2016); các đồng chí Lê Đình Sơn, đồng chí Đặng Quốc Khánh, đồng chí Dương Tất Thắng và đồng chí Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh có phần trách nhiệm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh các nhiệm kỳ trong thời gian từ 2005-2016 đã thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện dự án Formosa Hà Tĩnh.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đồng chí Võ Kim Cự, Hồ Anh Tuấn là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh và các đồng chí Lê Đình Sơn, đồng chí Đặng Quốc Khánh, đồng chí Dương Tất Thắng, đồng chí Nguyễn Nhật tổ chức kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền theo kết luận của UBKT Trung ương.

3- Về giải quyết tố cáo đồng chí Nguyễn Văn Thiện, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định
Qua giải quyết tố cáo, UBKT Trung ương kết luận: Đồng chí Nguyễn Văn Thiện và đồng chí Lê Kim Toàn có trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ không đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, đồng chí Nguyễn Văn Thiện và đồng chí Lê Kim Toàn kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý, báo cáo UBKT Trung ương xem xét.
UBKT Trung ương đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
4- Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã cho ý kiến về một số dự thảo văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và một số vấn đề khác.

(Ảnh: Đồng chí Võ Kim Cự)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Luật vi hiến ?

Hệ thống pháp luật hiện hành không bảo vệ được quyền khởi kiện      hợp pháp của người dân:

        Sự kiện Công ty Formosa có trụ sở ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung, Việt Nam vào tháng 04/2016. Nó đã làm thiệt hại trực tiếp, vô cùng lớn và lâu dài về vật chất, tinh thần cho người dân ở các tỉnh miền Trung.

       Theo quy định của Điều 4, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người dân có quyền khởi kiện Công ty Formosa ra Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.

“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

 Căn cứ vào pháp luật, khoảng cuối tháng 9 năm 2016, người dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã nộp 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa ra Tòa án thị xã Kỳ Anh để yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng sau đó ngày 05/10/2016, Tòa án trả lại đơn với lý do: Ngày 29/09/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1880/QĐ-TTg, trong đó không xác định tỉnh Nghệ An nằm trong diện bị thiệt hại  môi trường biển. Đây là một quyết định hành chính không đúng với thực tế và can thiệp trái pháp luật vào quan hệ dân sự.

        Tiếp theo, ngày 14/02/2017, hàng trăm người dân Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại đi đến Tòa án thị xã Kỳ Anh để nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa thì bị Công an dùng vũ lực ngăn chặn. Hành vi này, trách nhiệm cuối cùng là thuộc về Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ. Trong khi Điều 96, Hiến pháp năm 2013, quy định Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thi hành luật, bao hàm việc phải bảo đảm quyền khởi kiện hợp pháp của người dân.

“Điều 96.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;”

 Như trên đã nêu, quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ tướng có thể bị kiện ra Tòa án nhưng Luật tố tụng hành chính 2015, quy định Tòa án chỉ có thẩm quyền thụ lý vụ án cao nhất là đến cấp bộ.

“Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.”

 Như vậy, hệ thống pháp luật hiện hành không bảo vệ được quyền khởi kiện hợp pháp của người dân.

Hà Nội, ngày 15/02/2017.
Luật sư Hà Huy Sơn.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Nước đỏ Vũng áng từ đâu ?

Lý do gây vệt nước đỏ Vũng Áng là gì?



Bản quyền hình ảnh VietnamNet Image caption Dải nước đỏ lạ xuất hiện ở vùng biển Vũng Áng
Việc nói dải nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Vũng Áng "là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải", như giải thích của UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là "không thuyết phục", một chuyên gia độc học môi trường Việt Nam bình luận với BBC.
Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá từ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết ô nhiễm hữu cơ "không bao giờ là màu đỏ" mà thường có màu đen hay màu xanh đen. "Màu đỏ là màu của oxit sắt 3".
Hai hiện tượng dải nước đỏ
Một vệt nước đỏ dài khoảng 100 m đã xuất hiện tại bờ kè chắn sóng cảng Vũng Áng vào 19/1, truyền thông trong nước đưa tin.
Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện vào sáng 18/2 tại khu vực cảng Sơn Dương thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sau đó, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh đã đến kiểm tra và lấy mẫu nước đi phân tích.
Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay dòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển.
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh được trang tin VietnamNet dẫn lời, nói hôm 19/2 về kết quả phân tích nước biển có váng đỏ xảy ra hồi tháng Một ở Vũng Áng: "Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ ở biển là do ô nhiễm hữu cơ, co con người sinh hoạt, xả thải." Đây cũng là kết quả được Viện Công nghệ và Môi trường gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh.
Một lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói "hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17.2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm", và "hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường", báo Lao động đưa tin.
Hôm 20/2, BBC đã liên hệ qua điện thoại với ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh đồng thời là Trưởng ban Khu kinh tế Hà Tĩnh, nhưng ông từ chối bình luận.
Bản quyền hình ảnh Youtube Image caption Dòng nước màu đỏ đổ ra từ miệng cống xả trong video clip được chia sẻ trên mạng xã hội
Nguyên nhân hiện tượng dải nước đỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển đỏ, Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC.
Chẳng hạn như hiện tượng này có thể xảy ra khi "đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ", và trường hợp này, theo ông Bá, là "không đáng ngại".
Một hiện tượng tự nhiên khác có thể khiến nước biển chuyển màu đó là hiện tượng thủy triều đỏ (tảo biển nở hoa). Tuy nhiên, giáo sư Bá khẳng định hiện tượng này thường chỉ xảy ra vào tháng 8, tháng 9 chứ "không vào thời kỳ này".
Một nguyên nhân khác có thể có, là do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp, nhưng muốn khẳng định được nguyên nhân của hiện tượng này, các nhà khoa học phải được "tận mắt tận tay quan sát", Giáo sư Bá nói.
Ông Lê Xuân Thế, một ngư dân sống cách vùng biển Vũng Áng 3km, nói với BBC ông đi biển tới nay đã hơn 50 năm nhưng "chưa bao giờ thấy hiện tượng dải nước đỏ trên biển".
Chi tiết kết quả xét nghiệm nước biển mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nói đến dường như không được công bố một cách chính thức và rộng rãi.
"Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem đâu," Giáo sư Lê Huy Bá nói, và cho biết mình cũng chỉ biết theo dõi tin trên báo chí.
Tuy nhiên, Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, bộ phận trắc quan của Bộ Tài Nguyên Môi trường và đại diện của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa đã kiểm tra các cống xả thải của Formosa và kết luận doanh nghiệp này "không có đường ống xả thải nào như clip phát tán trên mạng xã hội", trang tin Zing tường thuật.
Giới chức tới giờ chưa có bình luận nào về địa điểm có thể của cống xả thải quay trong video clip nói trên.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39028290#orb-banner

Formosa chưa hoàn thiện xây dựng đã mua được giấy phép xả thải từ 2015

Những hình ảnh mới nhất về hệ thống xả thải của Formosa

Trương Hoa - Hà Vũ

Sáng 20/2, phóng viên Infonet đã đi cùng đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ban ngành đến kiểm tra hệ thống xả thải của công ty Formosa nhằm xác minh, đối chiếu với hình ảnh trong video "nước xả thải màu đỏ".
Để hiểu rõ sơ bộ về hệ thống xả thải của Formosa, đại diện công ty đã đưa bản đồ phác họa toàn bộ hệ thống ống xả thải Formosa. 
Cụ thể, có 3 điểm xả thải đã qua xử lý trước khi chảy ra biển.
Sơ đồ dòng chảy nước mưa toàn xưởng
Theo đại diện Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa cho biết, hiện hệ thống ống xả thải ra biển của công ty có 3 điểm thoát nước mặt bằng mương hở.
Ba cửa ký tự theo A,B,C hình dạng là hình vuông. Kích cở cửa xả A, rộng 29m, cao 5m chia ra 6 cửa phụ; Cửa xả B, C rộng 20m, cao 4,8m chia ra 5 cửa phụ.
Sau đó, đoàn đi kiểm tra thực địa, nắm bắt từng điểm xả thải cụ thể của Formosa. 
Đại diện Công ty FHS cho biết, hiện công ty không có đường ống xả thải nào theo như clip lan truyền trên mạng xã hội. Cống xả nước có màu đỏ trên mạng không khớp với hệ thống xả thải của Formosa. 
"Chúng tôi khẳng định video đó là “bịa đặt” có ý đồ xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, công việc của công ty", vị này nói.
Đại diện Công ty Formosa đang hướng dẫn các thông số trên bản đồ.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, nhân viên quan trắc của Viện công nghệ môi trường Việt Nam, ngày 18/2 xuất hiện vệt nước màu đỏ trên biển, khu vực Cảng Sơn Dương (Vũng Áng) thì đoàn đã kiểm tra, lấy mẫu nước gửi ra Viện nghiên cứu khoa học. Hiện đang chờ kết quả phân tích.
Trước đó, đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh cũng xác nhận: Hiện tượng dải nước màu đỏ là có thật. Sự việc này cách đây 3 ngày ở cảng Sơn Dương và cách đây 1 tháng cũng có xuất hiện xung quanh bề nổi cảng Vũng Áng. Vệt nước xuất hiện buổi sáng, đến trưa thì biến mất.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một video về cống xả nước thải màu đỏ mà một số thông tin đặt nghi vấn là hình ảnh tại dự án Formosa 
Đoàn công tác của tỉnh cùng các sở, ban ngành, cơ quan báo chí đã có mặt trực tiếp tại Formosa (Hà Tĩnh) để kiểm tra thực địa về video nước xả thải màu đỏ lan tràn trên mạng.
Còn theo người dân sống xung quanh cảng Sơn Dương cho biết, dải nước màu đỏ là hiện tượng thời tiết bình thường, hàng năm xuất hiện vào mùa đông.
Qua kiểm cổng A, đây là hệ thống xả nước mặt bề nổi chủ yếu nước mưa. Toàn bộ nguồn nước sẽ từ cổng chính A chảy qua 6 cửa xả phụ.
Tuy nhiên, hệ thống xả đang xây dựng giai đoạn cuối để tiến hành cho xả nước ra biển. Do đây là hệ thống xả nước mặt nổi nên nguồn nước trong vắt, không có dấu hiệu của nguồn nước ô nhiễm.
Cũng theo quan sát của PV Infonet, hai bên bờ thành của cổng A không hề có cửa xả nhỏ giống như video quay trên mạng. Mà thực tế nguồn nước sẽ từ cổng chính này chảy ra 6 cửa xả phụ, có van đóng mở khi cần.
Hệ thống cổng A chạy ra 6 cổng phụ, có van mở
Cổng A đang tiếp tục hoàn thiện giai đoạn cuối
Do đang xây dựng nên cổng A đang cho xả tạm qua hệ thống phụ này
Tại cổng B cũng tương tự, đây là hệ thống xả nước mặt nổi, đang xây dựng giai đoạn cuối để hoàn thành. Cổng này cũng không có dấu hiệu xả nước bẩn, màu đỏ mà nguồn nước tại đây trong như nước sông.
Qua 2 cổng A, B nhìn kỹ hai bên thành cống không có bất kỳ một miệng xả nhỏ nào mà nó chỉ được thoát nước qua hệ thống cổng xả phụ có van đóng mở.
Để ý kỹ, đối chứng thành tường video xả thải trên mạng thì sát thành có cao su giảm chấn để neo đậu tàu thuyền nhưng qua 3 hệ thống xả thải tại Formosa thì hai bên thành tường ống xả không hề có cao su giảm chấn.
Hệ thống xả mặt nước nổi cổng B
Cổng B chảy qua 5 cửa xả phụ và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Tại cổng C, 5 cửa xả đang xây dựng giai đoạn cuối để cho nước thải ra. Nguồn nước mặt nổi cũng như cổng A, B đều trong vắt, không có hiện tượng nguồn nước bẩn, ô nhiễm.
Hệ thống xả mặt nước nối cổng C qua 5 cửa xả phụ...
... và cũng đang trong quá trình hoàn thành
Tiếp đến, đoàn thực địa hệ thống cầu cảng "trong nhà" của Formosa cho các tàu thuyền trên 10.000 tấn neo đậu. Các đệm cao su chống va đập tàu thuyền hai bên thành cảng cao chừng 3m, đường kính gần 100cm. Đặc biệt, các khoang hở thông nước cũng rộng hơn 5m. Đại diện Forrmosa nói, so sánh với cống xả thải từ video trên mạng tính về mảng cao su cũng như các khoang hở là chênh lệch về chiều dài và đường kính.
Tại hệ thống xả thải Online (hệ thống xả thải cuối cùng tại Formosa) cũng là hệ thống xả thải công nghiệp hoạt động 24/24h. 
Toàn bộ nguồn thải công nghiệp sẽ qua hệ thống lọc thải trước khi chảy ra biển.
 Hệ thống xả thải online
Nguồn nước thải công nghiệp sẽ thông bể lọc trước khi cho ra biển.
Bể nước thử nghiệm nuôi cá được camera theo dõi 24/24h.