Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Formosa - một dự án bất hợp pháp !

Hành trình siêu tốc đưa Formosa vào Hà Tĩnh

Ngày 14-1-2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đầu tư khu liên hợp gang thép Formosa và cảng Sơn Dương.

Ngày 4-3-2008, tức 1 tháng 20 ngày sau, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký văn bản chấp thuận chủ trương cho dự án gang thép của Formosa đầu tư vào Vũng Áng. Hà Tĩnh và các bộ ngành có liên quan hướng dẫn Formosa lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư.

Ngày 21-5-2008, hồ sơ cấp phép một dự án quy mô ban đầu là 7,8 tỉ USD, diện tích 3.300ha đã được hoàn thiện chóng mặt, đặt lên bàn ông Võ Kim Cự. Chỉ vài ngày sau, các bộ ngành đã gật đầu 100%. Phải nói là thủ tục hành chính với Formosa nhanh siêu tốc mà bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn ở Việt Nam cũng phải mơ ước. Không hiểu họ đã thẩm định dự án này kiểu gì, hay chỉ hoàn toàn ngồi trên bàn giấy?

Ngày 12-6-2008, nhanh chóng mặt, Formosa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Ưu đãi ở mức cao nhất, thậm chí vượt khung.

Ngày 30-6-2008, tức vỏn vẹn 18 ngày sau, Formosa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phải nói là siêu tốc với một siêu dự án ở lĩnh vực siêu ô nhiễm!

Từ đây, Formosa đã chính thức hiện hữu tại Vũng Áng và liên tục ra yêu sách.

* Formosa được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền.

* Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho áp dụng cơ chế đặc thù, linh hoạt để đáp ứng việc đưa lao động nước ngoài và trong nước vào dự án Formosa. Từ đó, Hà Tĩnh bỏ thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự đối với lao động nước ngoài vào Formosa.

* Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua. Formosa lại đòi miễn tiền thuê đất.

* Thậm chí, có văn bản gửi Chính phủ, Formosa còn đưa ra vài chục kiến nghị dài ngoằng.

Cơ quan, ban ngành nào cũng dốc sức vì Formosa. Mọi thứ được làm chóng vánh đến mức có vẻ như họ quên rằng, một kẻ huỷ diệt môi trường có thâm niên như Formosa, nếu muốn được ở Việt Nam thì đáng ra phía Việt Nam phải ra yêu sách. Đằng này, Formosa lại được đằng chân lân đằng đầu, dần dần thành coi thường luật pháp và nhân dân Việt Nam.

Vì sao lại như vậy?

Bạch Hoàn.

Stt của bạn Phong Dương:
"Ông Võ Kim Cự và dự án Formosa
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo: "Cần kiểm tra việc thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa". Hồ sơ liên quan đến Formosa gần như đang được bạch hóa nhiều nguồn và người trực tiếp tác động tích cực để Formosa có mặt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

+ Năm 2007, Formosa đã mời lãnh đạo Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan thăm Đài Loan. Cùng năm đó, vào ngày 9-11, Chủ tịch Công ty Sunsco Holding Ltd trụ sở tại quần đảo Cayman, vùng Caribe và Chủ tịch Tổng công ty Formosa có trụ sở ở Đài Bắc, gửi “Thư quan tâm đầu tư” tới UBND Hà Tĩnh bày tỏ kế hoạch đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng tổ hợp nhà máy luyện thép với tổng công suất 15 triệu tấn/năm.

+Ngày 12-12-007, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự ký văn bản số 3182/UBND-CN2 v/v đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa. Văn bản này đã “đề nghị Tập đoàn tiến hành khảo sát, lập hồ sơ các dự án báo cáo Chính phủ VN, các Bộ ngành Trung ương có liên quan và UBND tỉnh Hà Tĩnh để kịp thời hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo qui định hiện hành” nhưng không tham khảo tổng đồ quy hoạch các nhà máy thép của Chính phủ trên toàn Việt Nam.

+ 12 ngày sau Formosa xây dựng xong báo cáo đầu tư về hai dự án khu liên hợp luyện thép (15 tr.t/năm) và cảng tổng hợp Sơn Dương (200.000 DTW). 15-1-2008, Formosa có công thư gửi Thủ tướng về "bảo đảm xin đầu tư xây dựng dự án cảng Sơn Dương và khu liên hợp gang thép tại Hà Tính”.

+Thế nhưng 1 ngày sau (16-1-2008), không hiểu vì sao, ông Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký công văn số 102/UBND/CN2  về việc đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa (Đài Loan). Công văn này đã khẳng định: “Sau khi xem xét văn thư ngày 15/01/2008 của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) về việc cam kết đầu tư Dự án cảng Sơn Dương và Dự án nhà máy luyện thép công suất 15 triệu tấn/năm… UBND tỉnh Hà Tĩnh xin báo cáo và đề nghị như sau: … Formosa là Tập đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép… Kính đề nghị Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan cho phép Tập đoàn lập dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện dự án nói trên”.

+Báo NLD vào ngày 2-3-2015 đăng tin, Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa), do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm. Trong khi đó, điều 52 của luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động của dự án nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ ra quyết định về thời hạn dài hơn nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, TTCP cho biết Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.

+Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng còn áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cho Công ty Formosa được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm. Trong hợp đồng ký năm 2009 giữa 2 bên thì Công ty Formosa được thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước trên địa bàn 5 xã thuộc H.Kỳ Anh, với giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm.

+Theo TTCP, qua đối chiếu, so sánh tiền thuê đất, mặt nước tính theo quy định về giá đất tại thời điểm bàn giao với tiền thuê đất, mặt nước theo hợp đồng còn tính thiếu số tiền hơn 46 tỉ đồng. Tính đến thời điểm kết thúc thanh tra, Công ty Formosa chưa kê khai và chưa nộp khoản tiền 136,76 tỉ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác cát từ biển dùng để san lấp mặt bằng xây dựng dự án.

+Tờ nhân dân điện tử ngày 17-6-2015 có bài "kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh" đã nói Hà Tĩnh là điểm sáng đối với giải phóng mặt bằng cho dự sản của Formosa: "Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10 nghìn nhân khẩu cùng 36 nhà thờ, hơn 16 nghìn ngôi mộ... tại năm xã ở huyện Kỳ Anh để bàn giao hơn ba nghìn ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư".  "Tỉnh đã huy động cả hệ thống đoàn thể chính trị, các sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở cùng vào cuộc".

+"Đoàn công tác đặc biệt được thành lập gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự (nay là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn "cắm" chốt ở Kỳ Anh để trực tiếp xử lý "ngay và luôn" các công việc liên quan". Nay ông Võ Kim Cự đã thôi làm việc tại Hà Tĩnh, ra làm Chủ tịch Đảng đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Trên Wikipedia có mục Võ Kim Cự, nói ông là "chính khách Việt Nam".

+ Kiểm tra việc thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có vấn đề hay không thì bắt đầu từ những vấn đề đầu tiên và chắc chắn thực tình, nó sẽ vén lên bức màn như thế nào sau cái cúi đầu của Formosa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét