(Kinh tế) - Đó là câu hỏi của không chỉ người dân thành phố, mà còn người dân cả nước trước thông tin dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) sử dụng tàu Trung Quốc.
17 toa tàu đóng tại Nhật Bản đã được người dân chọn
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố, sau khi thu thập ý kiến từ cộng đồng, trong tháng 5, cơ quan chức năng sẽ hoàn chỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Trên cơ sở đó nhà thầu sẽ thiết kế chế tạo. Đến tháng 6/2016, đoàn tàu đầu tiên sẽ được đưa về TPHCM. Sau khi phía TPHCM kiểm tra nghiệm thu đoàn tàu này, thì phía nhà thầu tiếp tục sản xuất, chế tạo 16 đoàn tàu còn lại tại Nhật Bản.
Hitachi là đơn vị thực hiện gói thầu số 3 “mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng” của tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) – Suối Tiên (Q.9).
Dự kiến, để phục vụ cho toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM sẽ sắm 17 toa tàu, đóng tại Nhật Bản. Tàu metro có vận tốc 110 km/h ở đoạn trên cao, 80 km/h ở đoạn ngầm. Vỏ tàu làm bằng nhôm và thép không gỉ, bên trong có hệ thống máy lạnh. Tàu có cửa sổ lớn, vách ngăn chia rõ khu vực khách đứng và ngồi.
Theo thiết kế, mỗi đoàn tàu gồm 3 toa (tổng chiều dài là 61,5 m). Mỗi toa có thể vận chuyển hơn 300 hành khách. Trong đó, hai toa có gắn động cơ. Hệ thống vận hành của tàu được nối với điện lưới quốc gia. Trong trường hợp có sự cố, máy phát điện đủ cung cấp năng lượng cho tàu vận hành trong vòng 3 giờ để tàu về ga an toàn.
Đoàn tàu từ ý kiến chuyên gia và do người dân quyết
Theo ông Bùi Xuân Cường – Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố, Ban quản lý dựa vào những đặc tính khoa học công nghệ, thiết kế hiện nay và xu hướng của thế giới về tàu điện ngầm để làm đoàn tàu. Việc triển khai thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung vào 6 nhóm chính là hình dáng, màu sắc đoàn tàu, kiểu dáng ghế ngồi, màu sắc ghế ngồi, thảm sàn và chiều cao tay nắm của khách.
Trong khi đó, ông Hoàng Như Cương – Phó Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố chia sẻ: “Chúng tôi đã học hỏi, tiếp thu và so sánh toa tàu của các nước lân cận như Thái Lan, Singapore về những điểm hay, điểm dở để tránh những thiếu sót. Cùng với ý kiến của nhà khoa học, người dân thành phố, chúng tôi và nhà thầu Hitachi sẽ tiếp thu và so sánh để có phương án thiết kế tốt nhất khi vận hành tàu điện ngầm”.
Nhận xét về nội thất của đoàn tàu, ông Hà Ngọc Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội cầu đường cảng TPHCM cho rằng, màu sắc và không gian khá thoải mái, hài hòa. Tuy nhiên, một số điểm cần phải thay đổi như tay nắm vì so với người Việt Nam, tay nắm cho hành khách đứng hơi cao, cần hạ xuống khoảng 10cm nữa mới hợp lý. Số lượng tay nắm cũng quá ít so với sức chứa của đoàn tàu, cần bổ súng một số vị trí tay nắm ở giữa toa tàu, vì vị trí này hiện rất trống trải. Ngoài ra, đối với lượng hành khách đông mà số lượng cửa thoát hiểm bố trí như hiện tại là chưa đủ, cần lắp đặt thêm cửa thoát hiểm ở hai bên tàu để đảm bảo hành khách thoát ra ngoài nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
Tàu có khoảng không gian và thiết bị hỗ trợ dành cho người khuyết tật (đi xe lăn). Tại đây có hệ thống báo hiệu cho người khiếm thị, khiếm thính như bảng chữ nổi, âm thanh… Tuy nhiên, đối với người khuyết tật còn một số chi tiết chưa được hợp lý và còn bất cập trong việc tiếp cận. Được biết các thành viên của DRD đã từng được mời đi khảo sát các toa tàu lửa, các công trình tòa nhà cao tầng của TP.HCM để các công trình này ngày càng thân thiện, dễ sử dụng hơn đối với người khuyết tật.
13 đoàn tàu Trung Quốc đổ bộ Hà Nội đã hỏi ý dân?Dù vẫn chưa một lần xuất hiện trước công chúng, 13 đoàn tàu Trung Quốc đã được Ban quản lý dự án Đường sắt dự án Cát Linh-Hà Đông quyết định mua với chi phí lên tới hơn 63,2 triệu USD (gần 1.400 tỷ đồng), dựa trên Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC. Được biết đây là tàu loại B1 của Trung Quốc thuộc nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh.Trả lời dư luận, Bộ trưởng Đinh La Thăng đau đáu phân trần: “Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết…”Trong khi người dân Hà Nội còn nhiều băn khoăn về việc chủ đầu tư lựa chọn tàu Trung Quốc mà chưa hề thông qua ý kiến người dân, trong bối cảnh đã xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng do nhà thầu Trung Quốc dẫn đến chết người từ khi xây dựng, thì liệu lựa chọn sử dụng đoàn tàu này có đảm bảo an toàn hay không?
Mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc, Bộ trưởng Thăng bị… đe dọa
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng hôm nay (9/6) đã đưa ra lí do giải thích việc Bộ này xúc tiến mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc. Người đứng đầu ngành GTVT cũng cho biết, ông đã nhận được rất...
Tiết lộ mẫu tàu cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Đầu tàu có hình vát nhọn, gần với dạng khí động học; kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm tạo dáng vẻ hiện đại, năng động… là phương án thiết kế 13 đoàn tàu B1 cho dự án Đường sắt...
Mua 13 đoàn tàu Trung Quốc: Không thể không chọn Trung Quốc
"Quan trọng là chúng ta có thể chọn được tàu phù hợp với địa hình, cũng như đường ray đã xây dựng hay không?". Đó là nhận định của TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông về việc...
Thiên Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét