Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

28 năm sự kiện Thiên an môn .

15 bức ảnh đau lòng về thảm sát Thiên An Môn, cuộc biểu tình ôn hòa thành sự kiện đẫm máu

Cuộc biểu tình ôn hòa, thể hiện chính kiến của sinh viên đã biến thành thảm sát đẫm máu – câu chuyện đã diễn ra được 28 năm.
Gần ba thập kỷ sau khi chính quyền Bắc Kinh đưa xe tăng và binh sĩ tới tấn công các cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 4/6/1989, Trung Quốc vẫn cấm công chúng kỷ niệm sự kiện này ở đại lục, cũng như không công bố con số thương vong chính thức. Theo một số nguồn thông tin, hàng ngàn sinh viên đã bị sát hại tại đây.
Dưới đây là 15 hình ảnh đau lòng cho thấy một cuộc biểu tình ôn hòa đã trở thành một sự kiện đẫm máu như thế nào:
Các sinh viên tập trung trên quảng trường Thiên An Môn để thể hiện chính kiến và phản đối nạn tham nhũng, độc đoán của chính quyền Trung Quốc, ngày 4/5/1989. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images)
Sinh viên tranh thủ thời gian đọc sách cùng nhau trong khi biểu tình. (Ảnh: David Turnley / Getty Images)
Sinh viên giơ cao các biểu ngữ như “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” trên đường phố, gần quảng trường Thiên An Môn, ngày 25/5/1989. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images)
Vương Đan đang nêu lên nguyện vọng của sinh viên trước báo giới tại Thiên An Môn. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images)
Sau khi chính quyền huy động 22 sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô, các sinh viên đã tuyệt thực để phản đối. Các sinh viên y khoa đang chăm sóc cho các sinh viên tuyệt thực trong nhiều ngày. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images)
Một sinh viên mệt mỏi cầu xin những binh lính không đàn áp những người biểu tình. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images)
Sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố thiết quân luật, các sinh viên và hàng ngàn người dân Bắc Kinh đổ ra đường để thuyết phục binh sỹ không tiến vào Thiên An Môn. Họ cung cấp thực phẩm cho binh sỹ. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images)
Các sinh viên ngồi đối diện ôn hòa với các binh lính trên quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP / Getty Images)
Binh lính Trung Quốc được lệnh trấn áp các sinh viên biểu tình ôn hòa trong đêm 3/6/1989. (Ảnh: Thomas Cheng / AFP / Getty Images)
Những người lính này được thông báo rằng Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn và cần phải bị tiêu diệt.
Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vặt trong nước mắt.
Sinh viên cố gắng đốt một xe tăng để chặn hàng trăm xe tăng khác tiến vào quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Thomas Cheng / AFP / Getty Images)
Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại.
Máu đổ ở Thiên An Môn. (Ảnh: David Turnley / Getty Images)
Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989, quân đội được trang bị súng AK 47 cùng xe tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng, sinh viên trong quảng trường là bè lũ phản động, chống đối Đảng cần phải bị tiêu diệt.
Một người biểu tình cố chặn dòng xe tăng tiến vào quảng trường. (Ảnh: Bettmann Archive)
Một bà mẹ đau khổ khi nghe tin con trai đã bị sát hại tại Thiên An Môn. (Ảnh: David Turnley / Getty Images)
Những chiếc xe đạp của sinh viên bị xe tăng cán phẳng lì trên quảng trường. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images)
Bên ngoài đại lộ Changan, gần quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Peter Charlesworth / Getty Images)
Còn nhiều hình ảnh thương tâm khác đã được đăng tải tại đây.
Một mệnh lệnh của Đặng Tiểu Bình vào ngày 2/6/1989: “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”, đã biến Thiên An Môn thành quảng trường đẫm máu.
Không dừng tại đó, sự kiện Thiên An Môn còn mở đầu cho sự thăng tiến của Giang Trạch Dân, trở thành Chủ tịch Trung Quốc, thay thế Đặng Tiểu Bình. Thậm chí trước khi cuộc thảm sát diễn ra, Giang đã trao một bức thư mật cho Đặng Tiểu Bình, đề xuất rằng phải có “các biện pháp kiên quyết” đối với sinh viên; nếu không “cả đất nước và Đảng sẽ bị khuất phục”.
Và 10 năm sau, tại Trung Quốc lại xảy ra một sự kiện còn đẫm máu hơn: đàn áp Pháp Luân Công – những người rèn luyện Tâm và Thân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Sự kiện này không chỉ trong một đêm mà đã kéo dài suốt 18 năm qua.
Thanh Long

Người Pháp trồng Xà cừ tại Hà nội.

CÂY XANH HÀ NỘI


Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng đô thị hoá thành phố nhỏ bé xứ An Nam này. Họ rất chú trọng đến cây xanh đô thị. Ngoài việc giữ lại và phát triển vườn cây cổ thụ trong Bách Thảo, người Pháp trồng cây cối trên các đường phố theo hàng lối, loại cây rất quy củ, các vườn hoa cũng được trồng mới rất nhiều.
Từ năm 1884 Hà Nội đã có những bản thiết kế đường phố đầu tiên do các Kỹ sư Pháp lập ra thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phương Đông sau những biến cố lịch sử … chỉ còn lại làng quê với nhiều ngôi nhà mái tranh và đường đất.
Các kiến trúc sư từ nước Pháp đến Đông Dương với nhiều ý tưởng canh tân và chọn Hà Nội là mảnh đất thực nghiệm “Thành phố - vườn cây” của mình.
Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây phượng vĩ trên phố Tràng Tiền - Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch, loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế.
Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.
Vườn chia thành hai khu: khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
Năm 1897, Hà Nội có văn bản xóa bỏ nhà lá quanh các phố quanh Hồ Gươm, phải xây nhà gạch thẳng hàng, có rãnh thoát nước...
Năm 1902, Thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà. Năm 1903, Thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải… Phạt tiền người nào phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó.

Ở các phố lớn, thành phố lát vỉa hè, và trồng cây lấy bóng mát. Những hàng cây đại diện cho mỗi con phố. Lò Đúc chót vót sao đen, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu, xuân tới chồi xanh bật lên nõn nà cả một dãy phố. Lý Thường Kiệt mỗi khi thu đến thì cả phố vàng rực lá cây cơm nguội, Hoàng Diệu là ba hàng xà cừ um tùm bóng mát…. Trưa hè nắng như trút lửa, nhưng đi dưới những tán cây ấy, ai cũng thấy mát mẻ, dễ chịu.

Xà cừ có nguồn gốc ở châu Phi, được người Pháp đưa về trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 để làm cây bóng mát đường phố.
Mặc dù cây lớn nhất xà cừ ở Sài Gòn nhưng Sài Gòn không có loại cây này nhiều bằng Hà Nội. Ở Hà Nội hầu như đi đâu cũng gặp cây xà cừ. Những cây xà cừ cả trăm năm tuổi, cao to và vỏ cây vân vi như ốc xà cừ không lẫn vào đâu được.
Vào những năm 1925-1935, Hà Nội là một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á thời đó (Hà Nội, Tokyo và Thượng Hải)… Đó là một Hà Nội được xây dựng theo chỉ đạo của những nhà quy hoạch tài hoa bậc nhất đến từ nước Pháp – họ  kế thừa những thành tựu rực rỡ canh tân đô thị Paris nửa cuối TK19 do Georges Eugene Haussmann khởi xướng, cộng sự của ông là kỹ sư cấp và thoát nước; thiết kế cảnh quan; và nhà làm vườn phụ trách về cây xanh. Họ là những nhà chuyên môn hàng đầu của thời đại ấy và lưu danh đến tận bây giờ.

Cây đường phố ở Hà Nội được trồng theo các giai đoạn:
1-Giai đoạn trước 1954: thời Pháp trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. người Pháp quy hoạch phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển.
2- Giai đoạn sau 1954: Sang thời đầu XHCN, ý tưởng trăm hoa đua nở, trồng toàn cây hoa, chủ yếu là tầm trung, như bằng lăng, phượng, muồng, móng bò v.v. một phần vì cho rằng hoa làm tăng độ rực rỡ của đô thị, phần nữa cũng vì những cây này tầm trung, phù hợp hơn với những đường nhỏ hơn, vỉa hè hẹp hơn.
3- Giai đoan thập kỷ 1990: thời mở cửa dự án đô thị mọc ra khắp nơi, chỉ cốt trồng làm sao phủ xanh càng nhanh càng tốt, phổ biến là các loài ít giá trị, cắm cành cũng sống, lớn nhanh như vông, bông gòn, trứng cá, dâu da xoan. Những cây này chỉ trong vòng 3-4 năm là tốt um, nhưng sau đó thì sẽ có vấn đề như gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông
4- Giai đoạn gần đây nhất: chậm lại một phần do tốc độ đô thị hóa hơi chững lại, phần thì nhìn thấy hậu quả của việc trồng cây ăn sổi.
Đến năm 2006, cây xanh 9 quận nội thành có 0,9m2/người, riêng Đống Đa chưa tới 0,05m2/người. Chỉ bằng 1/10 hay 1/20, 1/30 những thành phố khác (Tokyo: 7,5m2, London 26,9m2; Berlin 27,4m2; New York 29,3m2; Moskva 24m2….).

Ảnh: Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement Général de L’Indochine) chụp năm 1910 do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng là Auguste Henri Vildieu, toàn quyền  Paul Doumer đặt hàng, người Pháp vẫn giữ lại các cây xoài gần đó.

Xà cừ - cây đô thị bị HN bôi nhọ !

Một bài về xà cừ:
 (https://mobile.facebook.com/photo.php?fbid=1118219274988551&id=100004014670309)

XÀ CỪ CÓ BỘ RỄ NÔNG hay SÂU?



Kiến thức khoa học chính xác bây giờ đâu có khó tìm. Chỉ cần gõ vài từ khóa và lệnh search trên google là bao nhiêu tài liệu khoa học có thể được truy cập miễn phí để chúng ta tìm hiểu. Bệnh lười đọc, lười tìm hiểu khiến cho người Việt dễ bị lừa đến thế !

Theo tài liệu của Trung tâm Nông Lâm Thế giới (World Agroforestry Centre), xà cừ là loài cây có bộ rễ cái sâu, chắc và khỏe, khiến cho xà cừ trở thành loài cây chịu khô hạn tốt. Xà cừ đồng thời cũng có khả năng chịu lũ lụt rất tốt.

Gỗ xà cừ rất được ưa chuộng để đóng đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ trang trí và đóng tàu thuyền.

Vỏ, lá và hạt cây xà cừ có nhiều dược tính và được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh cho cả người và vật nuôi, trong đó có cả những bệnh nan y, khó chữa như phong (hủi), giang mai, các bệnh ngoài da, dị ứng, vàng da.

Xà cừ được coi là một loài cây đô thị quan trọng ở Tây Phi.

Trích nguyên văn tài liệu tiếng Anh của Trung tâm Nông Lâm Thế giới:

" ... the seedling develops a strong, deep taproot, which makes it the most drought hardy of all the Khaya species. It is also very resistant to flooding and can be considered for planting on swampy soils.
...
It is favoured for furniture, high-class joinery, trim and boat building. The wood is also used locally for railroad ties, flooring, turnery and veneer. Because of its decorative appearance, the wood of K. senegalensis is a very popular timber.
..."
http://www.worldagroforestry.org/treedb/AFTPDFS/Khaya_senegalensis.PDF

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Tiêm chủng - cần nhìn lại .


Nghiên cứu: Trẻ em không tiêm vắc-xin có thể khỏe mạnh hơn trẻ được tiêm

Nghiên cứu sau trận dịch sởi bùng phát gần đây ở Mỹ cho ra một kết quả đáng kinh ngạc. Đó là những đứa trẻ được cha mẹ chọn lựa không tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi thấp hơn so với trẻ được tiêm chủng.
(ảnh qua topnews.net.nz)
(ảnh qua topnews.net.nz)
Trận dịch sởi bùng phát gần đây ở California, Mỹ đã khiến giới y học nước này bắt đầu chú ý hơn tới chương trình tiêm chủng ngừa sởi. Vì sao dịch sởi vẫn bùng phát dù tiêm phòng đã được tiến hành đầy đủ? Kết quả thật đáng kinh ngạc khi những đứa trẻ được tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi cao hơn so với trẻ không được tiêm.
Sự mâu thuẫn này trong quá khứ đã bị giới y học lờ đi, và đó là lý do ngày nay người ta rất tin tưởng vào tiêm chủng. Nhưng đã đến lúc đặt câu hỏi, liệu chúng ta có đang quá tin tưởng và trông chờ hay thậm chí lạm dụng vào tiêm chủng? Và liệu nó có phải là một phương pháp an toàn? 

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ

Năm 2017, một nghiên cứu đầu tiên so sánh tình trạng sức khỏe giữa 2 nhóm trẻ được tiêm chủng và không được tiêm chủng ở Mỹ đã mở ra nhiều chi tiết đáng lo ngại.
Dị ứng, tự kỷ, hen suyễn, rối loạn lo âu, bệnh tự miễn… trong đó chứng tự kỷ và giảm hiếu động xuất hiện khá phổ biến. Điều gì đang xảy ra? Có đến 32 triệu trẻ em ở Mỹ mắc 1 trong 20 bệnh mãn tính không rõ nguyên nhân, và đó là chưa kể đến chứng béo phì. Các rối loạn tâm lý hiếm gặp ở trẻ em trước kia là chứng tự kỷ và hội chứng giảm chú ý, nay lại tăng vọt.
So với thế hệ trước thì trẻ em ngày nay có khả năng mắc các bệnh mãn tính cao gấp 4 lần.
Hơn 1 triệu trẻ em Mỹ dưới 5 tuổi đang phải dùng thuốc an thần, và trong tháng đỉnh điểm, có đến 1/3 trẻ em được điều trị bằng thuốc cho nhiều chứng bệnh khác nhau.
Mặc dù các yếu tố về môi trường là nguyên chủ yếu dẫn đến sự gia tăng bệnh tật, từ những gì trẻ được ăn cho đến áp lực học hành ở nhà và trường học, tuy nhiên vẫn còn 1 mối quan tâm không nhỏ về vai trò gây bệnh đến từ những liều vắc-xin. Với 50 liều cùng 14 loại vắc-xin khác nhau được đưa vào cơ thể trẻ khi lên 6 tuổi, và 69 liều với 16 loại vắc-xin khi lên 18, trong nó có chứa rất nhiều thành phần dược phẩm có chức năng thay đổi miễn dịch rất mạnh mẽ.
Một nghiên cứu thí điểm được công bố vào ngày 27/4 vừa qua trong tờ Journal of Translational Sciences, tiến hành trên trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở 4 tiểu bang ở Hoa Kỳ, trong 261 trẻ chưa được tiêm chủng và 405 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ hoặc một phần. Nghiên cứu đã cho thấy một số thông tin đáng báo động:
(ảnh: cmsri.org/ Việt hóa: TTVN)
(ảnh: cmsri.org/ Việt hóa: TTVN)
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu An toàn Y tế Trẻ em (CMSRI):
  • Số trẻ được tiêm chủng mắc tự kỷ cao gấp 3 lần so với trẻ không tiêm.
  • Trẻ em được tiêm chủng bị chẩn đoán viêm mũi dị ứng (bệnh cảm thường xuất hiện vào mùa hè) hơn 30 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm chủng có nguy cơ bị dị ứng cao gấp 22 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ được tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán mắc các chứng khuyết tật học tập (khó khăn về học tập) cao gấp 5,2 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm phòng có khả năng mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cao hơn 3 lần trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được chích ngừa có 300% tỷ lệ chẩn đoán viêm tai giữa hơn so với trẻ không được tiêm.
  • Trẻ được chích ngừa có khả năng bị chẩn đoán viêm phổi cao gấp 3,4 lần so với trẻ không được tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm phòng có khả năng phải đặt ống thông màng nhĩ cao gấp 7 lần trong bệnh viêm tai giữa so với trẻ không được tiêm chủng mắc cùng chứng bệnh.
  • Trẻ em được chích ngừa có khả năng mắc các bệnh mãn tính nói chung gấp 2,5 lần so với trẻ không được chích ngừa.

Nghiên cứu của New Zealand cho kết quả theo chiều hướng tương tự

Trước đó đã có một số khảo sát, so sánh tình trạng sức khỏe giữa các trẻ có tiêm chủng và không tiêm. Ví dụ, năm 1992, Hiệp hội Nhận thức về Tiêm chủng (IAS) tiến hành khảo sát để hiểu rõ hơn tình hình sức khoẻ của trẻ em ở New Zealand. Các nhà nghiên cứu nhận được 495 bảng trả lời câu hỏi, trong đó có 226 trẻ được tiêm chủng và 269 trẻ chưa được tiêm chủng.
Theo các nhà nghiên cứu:
Những cá nhân được khảo sát phải cung cấp thông tin về năm sinh, giới tính, loại vắc xin được tiêm, kể cả các chứng bệnh mạn tính như (hen, chàm, viêm mủ tai, viêm amidan,tăng động, đái tháo đường và động kinh), hoặc chậm phát triển các kỹ năng vận động cần thiết như đi bộ, bò, ngồi… Cha mẹ cũng cần cung cấp thông tin về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài và thời điểm trẻ cai sữa nếu được bú mẹ.
Kết quả cho thấy trẻ em không được tiêm chủng ít bị bệnh mãn tính hơn so với trẻ được chủng ngừa. Kết quả nghiên cứu của TS. Mike Godfrey vào năm 1999 cũng khá tương đồng với IAS.
Trở lại với đợt bùng phát dịch sở gần đây xảy ra ở Disneyland (California, Mỹ), người ta không tìm thấy bằng chứng cho thấy trẻ được tiêm phòng sởi trước đó có khả năng được bảo vệ cao hơn. Cả hai nhóm trẻ được và không được tiêm chủng đều có tỷ lệ như nhau về nhiễm trùng, sởi, quai bị, viêm gan A, B, cúm, rotavirus, và viêm màng não (do cả virus và vi khuẩn).
Trang Naturalnews cho rằng: Theo số liệu y tế của bang California thì trong số trẻ bị sởi, có đến 86% đã được tiêm phòng, còn lại là 14% chưa tiêm. Đáng lý ra thì ít nhất những trẻ đã được tiêm rồi này phải được bảo hộ. Tuy nhiên người ta chỉ nhắm mũi dùi công kích vào cha mẹ của những trẻ chưa tiêm, và đổ hết lỗi cho họ.
Hiệu quả thực sự của tiêm chủng và độ an toàn của các vắc-xin vẫn còn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Người ta liên tục ghi nhận các tai nạn nghiêm trọng xảy ra sau khi tiêm chủng cho trẻ ở nơi này hoặc nơi khác, đồng thời các nghiên cứu độc lập cũng có thêm nhiều bằng chứng về nguy hại của vắc-xin, vắc-xin bẩn… là có thật.
Cuộc tranh luận thêm căng thẳng khi một số chính phủ thiết lập chính sách cứng rắn, bắt buộc các phụ huynh phải tiêm chủng cho con nếu không sẽ đối mặt với án tù, phạt tiền, không cho con đến trường học… Giới chức y tế lo ngại rằng trẻ không tiêm vắc-xin sẽ lây bệnh cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì điều này là không thực tế. Bởi lẽ nếu vắc-xin tốt, tiêm phòng mang lại sự bảo hộ thì bệnh tật không thể tấn công những người đã được chủng ngừa (đã được bảo vệ) và những người không tiêm mới là diện cần phải lo lắng hơn cả khi có dịch bệnh xảy ra.
Thành An tổng hợp
Tài liệu tham khảo:
  1. Mawson et al. Pilot comparative study on the health of vaccinated and unvaccinated 6- to 12-year-old U.S. children. J. Transl Sci, 2017, doi: 10.15761/JTS.1000186. Volume 3(3): 1-12.
  2. Vaccinated vs. Unvaccinated: Guess who is Sicker?
Xem thêm:

Vác xin nguy hại !

Phát hiện kim loại và mảnh vụn nhiễm bẩn trong hàng loạt vắc-xin cho người

Các nhà nghiên cứu kiểm tra 44 mẫu của 30 loại vắc-xin khác nhau và đã phát hiện các chất gây nhiễm bẩn nguy hiểm, bao gồm các tế bào hồng cầu và kim loại độc hại trong tất cả các mẫu, trừ một mẫu vắc-xin cho vật nuôi.
(ảnh qua tanitnews.com) Phát hiện kim loại và mảnh vụn nhiễm bẩn trong hàng loạt vắc-xin cho người
(ảnh qua tanitnews.com)
Sử dụng các công nghệ mới rất nhạy, các nhà khoa học Ý cho biết họ đã kinh ngạc khi phát hiện ra các tạp chất nguy hiểm trong những mẫu phân tích, bao gồm các hạt đơn và kết tụ nhóm các mảnh vỡ hữu cơ có nguồn gốc từ hồng cầu của người hoặc động vật và kim loại – có thể là kim chì, vonfram, vàng, crom – những thứ có liên quan đến bệnh tự miễn dịch và bệnh bạch cầu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiêm chủng và Vắc xin quốc tế, do tiến sĩ Antoninetta Gatti, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy và là Giám đốc Khoa học của Nanodiagnostics, dẫn đầu. Những thứ siêu nhỏ (cỡ micro và nano) được tìm thấy này tổ hợp từ các yếu tố vô cơ không được khai báo trong danh sách thành phần nguyên liệu chính thức. 
Các hạt chì đã được tìm thấy trong vắc-xin chống lại ung thư cổ tử cung, ví dụ như Gardasil và Cevarix, và trong vắc-xin cúm Aggripal do Novartis sản xuất cũng như trong vắc-xin Meningetec nhằm bảo vệ chống viêm màng não C.
Các mẫu vắc-xin cho trẻ sơ sinh – Infarix Hexa (chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm tủy tràng và haemophilus influenzae loại B) được sản xuất bởi Glaxo Smith Kline được tìm thấy có chứa thép không gỉ, vonfram và hợp kim kẽm vàng.
Các tạp chất kim loại khác bao gồm bạch kim, bạc, bismut, sắt và crom. Chromium (một mình nó hoặc trong hợp kim với sắt và niken) đã được xác định trong 25 loại vắc-xin từ Ý và Pháp đã được thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu khiến nhiều chuyên gia y tế chấn động vì nó đã bổ sung thêm một bằng chứng vững chắc về sự có mặt các loại “tạp nhiễm” trong vắc-xin – một chủ đề nóng hổi trong những năm qua liên quan đến tiêm chủng. Họ cho rằng chính những tạp nhiễm này là nguyên nhân gây nên các phản ứng sau khi tiêm chủng, từ nhức đầu và động kinh đến sự mệt mỏi, đau cơ, tê liệt và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Phân tích phát hiện các vi hạt trong vắc xin (Ảnh: qua Greenmedinfo)
Độc tính của những kim loại như nhôm thì không còn gì phải bàn cãi, cho dù nó đi vào máu theo đường nào đi nữa thì cũng rất nguy hiểm. Với các vật liệu li ti khác, một khi vào trong cơ thể thông qua vắc-xin, chúng sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, đôi khi là quá mức, trong cơ thể sẽ xảy ra một trận đại chiến miễn dịch tấn công cả các tế bào của cơ thể. Hiệu ứng “hội đồng” khi cơ thể bị tấn công cùng một lúc bởi rất nhiều tác nhân lạ kiểu này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Cũng cần lưu ý một điều đặc biệt là luật pháp Mỹ bảo hộ các công ty sản xuất vắc-xin. Nạn nhân của tiêm chủng có thể làm các khiếu nại lên yêu cầu bồi thường lên chính phủ, nhưng họ không thể kiện các công ty này vì họ đã được miễn trừ trách nhiệm.
Theo Greenmedinfo
Kiên Thành