Tư lệnh Hải quân TQ ra Hoàng Sa, tuyên bố thông điệp hiếu chiến
Thế Sự
28/11/2016
TQ bất ngờ loan tin Tư lệnh Hải quân ra Hoàng Sa, tuyên bố thông điệp hiếu chiến
Tướng Ngô Thắng Lợi (Ảnh: SCMP)
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 25/11 đưa tin về hoạt động (phi pháp) của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Bản tin nhân quyền.
Chúc mừng Mạng lưới blogger Việt Nam
Chúc mừng Ls Võ An Đôn
Chúc mừng Cấn Thị Thêu
Chúc mừng Trần Ngọc Anh
Tiếc rằng, Phạm Doan Trang đã xin rút với tinh thần rất quyết liệt :)
Bản Tin Báo Chí
13/11/2016
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố
Giải Nhân quyền Việt Nam 2016
Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu được tuyển chọn từ một danh sách 22 người được đề cử.
Little Saigon, CA. USA - Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 13 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016 được trao cho LS Võ An Đôn, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu. Họ được tuyển chọn từ danh sách 22 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.
Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho 36 cá nhân và 2 tổ chức đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại TP Boston, TB Massachusetts, Hoa Kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 do sự hợp tác giữa Mạng lưới Nhân quyền VN, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại - Cơ sở Boston.
Sau đây là đôi dòng tóm lược về những người nhận giải năm 2016:
Luật sư Võ An Đôn
Luật sư Võ An Đôn sinh năm 1977 tại Tỉnh Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật và khoa học xã hội, ông về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Thế nhưng thấy công việc không phù hợp với ý nguyện và chuyên môn, ông theo học khóa đào tạo luật sư, rồi mở văn phòng luật sư riêng tại quê nhà tại Thị trấn Phú Thứ, Huyện Tây Hoà, Tỉnh Phú Yên.
Là một thanh niên đầy nhiệt huyết và lý tưởng công bằng xã hội, LS Võ An Đôn đã sử dụng tư cách luật sư của mình để hỗ trợ pháp lý cho hàng trăm dân nghèo mà không đòi hỏi một chi phí nào dù cuộc sống vật chất của ông cũng chẳng khá giả bao nhiêu. Đặc biệt ông đã can đảm đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản trong những vụ án hình sự rất nhạy cảm, điển hình là vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5 công an ở Phú Yên đánh đến chết vào năm 2012 và vụ em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) bị công an đánh chết vào năm 2013. Ông cũng đã không ngần ngại tham gia bênh vực nạn nhân của các vụ án chính trị quan trọng như vụ sinh viên Nguyễn Viết Dũng bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng,” vụ dân oan Nguyễn Văn Thông bị truy tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” và vụ dân oan Cấn Thị Thêu bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”
Vì đã kiên trì đeo đuổi công lý, đặc biệt là công lý cho người nghèo, LS Võ An Đôn đã bị gặp nhiều khó khăn và hăm dọa của chính quyền, từ những lời đe dọa nặc danh đến việc bị công an, công tố, và tòa án đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Ngoài việc đấu tranh nhân quyền qua vai trò luật sư, Võ An Đôn còn can đảm dấn thân thể hiện quyền chính trị công dân qua việc tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên hai lần. Lần đấu vào năm 2011 và lần thứ hai vào năm 2016. Luật sư Đôn bị Hội nghị Cử tri tại nơi cư ngụ và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đấu tố không đủ tư cách ứng cử vì viết bài trên Facebook, trả lời đài nước ngoài, và không tham gia công tác địa phương và cơ sở...
Việc làm của LS đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người quan tâm đến nhân quyền. Tháng 12 năm 2014, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đã đăng “Thư ủng hộ LS Võ An Đôn.” Bức thư đã nhận được hàng trăm chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền trong nước.
Việc làm, khả năng, dũng khí, và đặc biệt là lý tưởng phục vụ nhân quyền và nhân phẩm của vị luật sư trẻ tuổi đã thu hút sự thương mến và cảm phục không những từ các những nạn nhân của cường quyền mà còn của mọi người yêu chuộng công lý. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam long trọng vinh danh LS Võ An Đôn qua Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Chính thức ra mắt ngày 10/12/2013 tại Việt Nam đúng vào ngày Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65, Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) tập hợp đông đảo các Bloggers liên kết với nhau qua một “mạng lưới”mở rộng, đã đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.
Sau đây là một số hoạt động nổi bật của MLBVN được ghi nhận:
Năm 2013: công bố bản “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đòi xóa bỏ điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia", phát động phong trào thả bong bóng nhân quyền, nhất là những cuộc xuống đường phổ biến Cẩm nang Nhân quyền rộng rãi cho người dân khắp nước.
Năm 2014: khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” đòi quyền được biết của công dân về vận mệnh của dân tộc sau Hội nghị Thành Đô 1990; kêu gọi biểu tình chống Trung Cọng, mở các buổi Cafê Nhân quyền với nhiều chủ đề nhân quyền khác nhau, công bố Hồ sơ những người dân bị chết trong đồn công an.
Năm 2015: Cùng với một số hội đoàn khác, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, một cuộc vận động có sự tham gia đông đảo nhất của người Việt trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Một trong những hoạt động đáng chú ý của chiến dịch này là cuộc “Tổng Tuyệt thực Toàn cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, với hàng ngàn người Việt tại nhiều thành phố trên khắp các châu lục đồng loạt tham gia.
Năm 2016: Tham gia cuộc chiến chống lại tập đoàn xả thải Formosa và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, phổ biến “Tâm tình và lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam” nhằm kêu gọi người dân đồng lòng đứng lên bảo vệ môi trường, đòi Formosa rời khỏi Việt Nam và truy tố những thành phần có trách nhiệm liên hệ.
Các thành viên MLBVN nhiều lần bị đàn áp, bắt bớ, tra tấn, như các bloggers như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến và nhiều thành viên khác. Vụ đàn áp nặng nề nhất gần đây đối với MLBVN là vụ bắt giam Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khuôn mặt chủ chốt của MLBVN, là một nữ chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và kiên trì, đã từng được Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự - Civil Rights Defenders - của Thuỵ Điển trao tặng giải "Người Bảo Vệ Dân Quyền năm 2015".
Với thành tích hoạt động một cách bất bạo động vì nhân quyền nêu trên, Mạng Lưới Blogger Việt Nam là một tập hợp những chiến sĩ nhân quyền cao quý, rất xứng đáng được tuyên dương và trao tặng Giải Nhân quyền việt Nam năm 2016.
Bà Trần Ngọc Anh
Khởi đi từ thân phận nạn nhân của chính sách “kinh tế mới”, sau năm 1975, Bà Trần Ngọc Anh và gia đình đã bị đày đến rừng Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa. Với mồ hôi và nước mắt trong 17 năm dài gia đình bà đã cật lực khai khẩn được 10 mẫu đất hoang để canh tác. Đến năm 1993, chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất đai của 294 hộ dân trong khu vực bằng bạo lực an ninh vũ trang. Mười mẫu đất của gia đình Bà Trần Ngọc Anh bị tịch thu, biến thành tài sản riêng của cán bộ. Bà đã phải đi làm thuê cho chủ mới trên ngay chính mảnh đất của gia đình bà.
Trước tình trạng nghịch lý và bất công đó, Bà Trần Ngọc Anh đã cương quyết phản đối một cách ôn hòa bằng con đường khiếu kiện và biểu tình. Trong suốt 23 năm, từ 1993 đến nay, Bà đã bôn ba từ Nam ra Bắc cùng với những nạn nhân bị cướp đất khác tổ chức nhiều cuộc khiếu nại tập thể và xuống đường với hàng trăm người tham gia để bày tỏ nguyện vọng. Trong suốt quá trình đấu tranh, Bà đã bị công an đánh đập và bắt giữ nhiều lần và hiện đang mang thương tật do hậu quả của bạo hành công an. Tháng Giêng năm 2010, Bà bị chính quyền tống giam 15 tháng với tội danh "Gây rối trật tự công cộng."
Sau khi ra tù, Bà vẫn tiếp tục con đường vì công lý và nhân quyền đã chọn. Tháng 12 năm 2013, Bà thành lập và lãnh đạo Phong Trào Liên Đới Dân Oan với tôn chỉ tranh đấu tới cùng cho một nền Công Lý đích thực và cho một xã hội Việt Nam có đầy đủ Nhân Quyền. Ngoài việc tổ chức khiếu kiện và biểu tình, Bà cũng thường xuyên viết bài để bày tỏ chính kiến đấu tranh được đăng trên Facebook cá nhân của Bà.
Mặc dầu xuất thân là dân oan, nhưng Bà Trần Ngọc Anh đã vượt qua quyền lợi cá nhân để trở thành biểu tượng đấu tranh cho tập thể dân oan bị áp bức nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung trong nỗ lực đòi lại quyền sống, tự do, và dân chủ từ chế độ chính trị độc tài áp bức.
Bà Cấn Thị Thêu
Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân rất phẩn nộ vì phương tiện sinh sống duy nhất bị cướp đoạt mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đòi quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với nhân dân.
Nhưng chính quyền đã bất chấp công lý và luật pháp từ chối những đòi hỏi chính đáng của người dân. Đầu năm 2010, chính quyền đưa hàng nghìn công an, quân đội, côn đồ đến ủi phá hết hoa màu và mồ mả của nhân dân ở phường Dương Nội để lấy đất cho dự án khu B đô thị Lê Trọng Tấn. Và sau đó họ còn dùng những phần tử xã hội đen đến đe dọa các gia đình nạn nhân. Cuộc lấn chiếm trái phép lần thứ hai được tiếp diễn một cách quy mô với hàng ngàn lực lượng an ninh vào tháng 4 năm 2014. Nhiều người dân bị đánh đập dã man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm.
Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu tình chống cướp đất, chống các phiên tòa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiểm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. Vì thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần.
Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự.” Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án bà Thêu 20 tháng tù giam. Hiện nay, bị nhốt tại trại tạm giam số 1 Hoả Lò, bà Thêu vẫn không được nhận thuốc gia đình gởi vào không được gặp thân nhân.
Mặc dầu xuất thân là dân oan đi đòi đất cho gia đình, bà Cấn Thị Thêu, cũng như bà Trần Ngọc Anh, đã vượt qua quyền lợi cá nhân để đấu tranh cho tập thể dân oan bị bóc lột. Với 2 lần ngồi tù trong chế độ Cộng sản và rất nhiều lần bị đàn áp đánh đập, bà Cấn Thị Thêu xứng đáng được tuyên dương là một tấm gương đấu tranh cho nhân quyền một cách ôn hòa nhưng cương quyết cho dân oan tại Việt Nam ngày nay nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung.
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave
Westminster, CA 92683 - USA
Tel: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Website: http://www.vietnamhumanrights.net
Facebook: https://www.facebook.com/mlnqvn
Chúc mừng Ls Võ An Đôn
Chúc mừng Cấn Thị Thêu
Chúc mừng Trần Ngọc Anh
Tiếc rằng, Phạm Doan Trang đã xin rút với tinh thần rất quyết liệt :)
Bản Tin Báo Chí
13/11/2016
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố
Giải Nhân quyền Việt Nam 2016
Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu được tuyển chọn từ một danh sách 22 người được đề cử.
Little Saigon, CA. USA - Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 13 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016 được trao cho LS Võ An Đôn, Mạng lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu. Họ được tuyển chọn từ danh sách 22 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.
Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho 36 cá nhân và 2 tổ chức đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại TP Boston, TB Massachusetts, Hoa Kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 do sự hợp tác giữa Mạng lưới Nhân quyền VN, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại - Cơ sở Boston.
Sau đây là đôi dòng tóm lược về những người nhận giải năm 2016:
Luật sư Võ An Đôn
Luật sư Võ An Đôn sinh năm 1977 tại Tỉnh Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật và khoa học xã hội, ông về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Thế nhưng thấy công việc không phù hợp với ý nguyện và chuyên môn, ông theo học khóa đào tạo luật sư, rồi mở văn phòng luật sư riêng tại quê nhà tại Thị trấn Phú Thứ, Huyện Tây Hoà, Tỉnh Phú Yên.
Là một thanh niên đầy nhiệt huyết và lý tưởng công bằng xã hội, LS Võ An Đôn đã sử dụng tư cách luật sư của mình để hỗ trợ pháp lý cho hàng trăm dân nghèo mà không đòi hỏi một chi phí nào dù cuộc sống vật chất của ông cũng chẳng khá giả bao nhiêu. Đặc biệt ông đã can đảm đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản trong những vụ án hình sự rất nhạy cảm, điển hình là vụ ông Ngô Thanh Kiều bị 5 công an ở Phú Yên đánh đến chết vào năm 2012 và vụ em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) bị công an đánh chết vào năm 2013. Ông cũng đã không ngần ngại tham gia bênh vực nạn nhân của các vụ án chính trị quan trọng như vụ sinh viên Nguyễn Viết Dũng bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng,” vụ dân oan Nguyễn Văn Thông bị truy tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” và vụ dân oan Cấn Thị Thêu bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”
Vì đã kiên trì đeo đuổi công lý, đặc biệt là công lý cho người nghèo, LS Võ An Đôn đã bị gặp nhiều khó khăn và hăm dọa của chính quyền, từ những lời đe dọa nặc danh đến việc bị công an, công tố, và tòa án đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Ngoài việc đấu tranh nhân quyền qua vai trò luật sư, Võ An Đôn còn can đảm dấn thân thể hiện quyền chính trị công dân qua việc tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên hai lần. Lần đấu vào năm 2011 và lần thứ hai vào năm 2016. Luật sư Đôn bị Hội nghị Cử tri tại nơi cư ngụ và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đấu tố không đủ tư cách ứng cử vì viết bài trên Facebook, trả lời đài nước ngoài, và không tham gia công tác địa phương và cơ sở...
Việc làm của LS đã lôi kéo được sự ủng hộ của những người quan tâm đến nhân quyền. Tháng 12 năm 2014, nhiều trang mạng trong và ngoài nước đã đăng “Thư ủng hộ LS Võ An Đôn.” Bức thư đã nhận được hàng trăm chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền trong nước.
Việc làm, khả năng, dũng khí, và đặc biệt là lý tưởng phục vụ nhân quyền và nhân phẩm của vị luật sư trẻ tuổi đã thu hút sự thương mến và cảm phục không những từ các những nạn nhân của cường quyền mà còn của mọi người yêu chuộng công lý. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam long trọng vinh danh LS Võ An Đôn qua Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Chính thức ra mắt ngày 10/12/2013 tại Việt Nam đúng vào ngày Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65, Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) tập hợp đông đảo các Bloggers liên kết với nhau qua một “mạng lưới”mở rộng, đã đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.
Sau đây là một số hoạt động nổi bật của MLBVN được ghi nhận:
Năm 2013: công bố bản “Tuyên Bố 258” vận động quốc tế đòi xóa bỏ điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam về “tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia", phát động phong trào thả bong bóng nhân quyền, nhất là những cuộc xuống đường phổ biến Cẩm nang Nhân quyền rộng rãi cho người dân khắp nước.
Năm 2014: khởi xướng chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” đòi quyền được biết của công dân về vận mệnh của dân tộc sau Hội nghị Thành Đô 1990; kêu gọi biểu tình chống Trung Cọng, mở các buổi Cafê Nhân quyền với nhiều chủ đề nhân quyền khác nhau, công bố Hồ sơ những người dân bị chết trong đồn công an.
Năm 2015: Cùng với một số hội đoàn khác, khởi xướng chiến dịch Nhân quyền “We Are One”, một cuộc vận động có sự tham gia đông đảo nhất của người Việt trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Một trong những hoạt động đáng chú ý của chiến dịch này là cuộc “Tổng Tuyệt thực Toàn cầu Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, với hàng ngàn người Việt tại nhiều thành phố trên khắp các châu lục đồng loạt tham gia.
Năm 2016: Tham gia cuộc chiến chống lại tập đoàn xả thải Formosa và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, phổ biến “Tâm tình và lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam” nhằm kêu gọi người dân đồng lòng đứng lên bảo vệ môi trường, đòi Formosa rời khỏi Việt Nam và truy tố những thành phần có trách nhiệm liên hệ.
Các thành viên MLBVN nhiều lần bị đàn áp, bắt bớ, tra tấn, như các bloggers như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Dương Đại Triều Lâm, Trịnh Kim Tiến và nhiều thành viên khác. Vụ đàn áp nặng nề nhất gần đây đối với MLBVN là vụ bắt giam Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khuôn mặt chủ chốt của MLBVN, là một nữ chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và kiên trì, đã từng được Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự - Civil Rights Defenders - của Thuỵ Điển trao tặng giải "Người Bảo Vệ Dân Quyền năm 2015".
Với thành tích hoạt động một cách bất bạo động vì nhân quyền nêu trên, Mạng Lưới Blogger Việt Nam là một tập hợp những chiến sĩ nhân quyền cao quý, rất xứng đáng được tuyên dương và trao tặng Giải Nhân quyền việt Nam năm 2016.
Bà Trần Ngọc Anh
Khởi đi từ thân phận nạn nhân của chính sách “kinh tế mới”, sau năm 1975, Bà Trần Ngọc Anh và gia đình đã bị đày đến rừng Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa. Với mồ hôi và nước mắt trong 17 năm dài gia đình bà đã cật lực khai khẩn được 10 mẫu đất hoang để canh tác. Đến năm 1993, chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất đai của 294 hộ dân trong khu vực bằng bạo lực an ninh vũ trang. Mười mẫu đất của gia đình Bà Trần Ngọc Anh bị tịch thu, biến thành tài sản riêng của cán bộ. Bà đã phải đi làm thuê cho chủ mới trên ngay chính mảnh đất của gia đình bà.
Trước tình trạng nghịch lý và bất công đó, Bà Trần Ngọc Anh đã cương quyết phản đối một cách ôn hòa bằng con đường khiếu kiện và biểu tình. Trong suốt 23 năm, từ 1993 đến nay, Bà đã bôn ba từ Nam ra Bắc cùng với những nạn nhân bị cướp đất khác tổ chức nhiều cuộc khiếu nại tập thể và xuống đường với hàng trăm người tham gia để bày tỏ nguyện vọng. Trong suốt quá trình đấu tranh, Bà đã bị công an đánh đập và bắt giữ nhiều lần và hiện đang mang thương tật do hậu quả của bạo hành công an. Tháng Giêng năm 2010, Bà bị chính quyền tống giam 15 tháng với tội danh "Gây rối trật tự công cộng."
Sau khi ra tù, Bà vẫn tiếp tục con đường vì công lý và nhân quyền đã chọn. Tháng 12 năm 2013, Bà thành lập và lãnh đạo Phong Trào Liên Đới Dân Oan với tôn chỉ tranh đấu tới cùng cho một nền Công Lý đích thực và cho một xã hội Việt Nam có đầy đủ Nhân Quyền. Ngoài việc tổ chức khiếu kiện và biểu tình, Bà cũng thường xuyên viết bài để bày tỏ chính kiến đấu tranh được đăng trên Facebook cá nhân của Bà.
Mặc dầu xuất thân là dân oan, nhưng Bà Trần Ngọc Anh đã vượt qua quyền lợi cá nhân để trở thành biểu tượng đấu tranh cho tập thể dân oan bị áp bức nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung trong nỗ lực đòi lại quyền sống, tự do, và dân chủ từ chế độ chính trị độc tài áp bức.
Bà Cấn Thị Thêu
Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân rất phẩn nộ vì phương tiện sinh sống duy nhất bị cướp đoạt mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đòi quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với nhân dân.
Nhưng chính quyền đã bất chấp công lý và luật pháp từ chối những đòi hỏi chính đáng của người dân. Đầu năm 2010, chính quyền đưa hàng nghìn công an, quân đội, côn đồ đến ủi phá hết hoa màu và mồ mả của nhân dân ở phường Dương Nội để lấy đất cho dự án khu B đô thị Lê Trọng Tấn. Và sau đó họ còn dùng những phần tử xã hội đen đến đe dọa các gia đình nạn nhân. Cuộc lấn chiếm trái phép lần thứ hai được tiếp diễn một cách quy mô với hàng ngàn lực lượng an ninh vào tháng 4 năm 2014. Nhiều người dân bị đánh đập dã man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm.
Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ.” Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu tình chống cướp đất, chống các phiên tòa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiểm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. Vì thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần.
Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự.” Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án bà Thêu 20 tháng tù giam. Hiện nay, bị nhốt tại trại tạm giam số 1 Hoả Lò, bà Thêu vẫn không được nhận thuốc gia đình gởi vào không được gặp thân nhân.
Mặc dầu xuất thân là dân oan đi đòi đất cho gia đình, bà Cấn Thị Thêu, cũng như bà Trần Ngọc Anh, đã vượt qua quyền lợi cá nhân để đấu tranh cho tập thể dân oan bị bóc lột. Với 2 lần ngồi tù trong chế độ Cộng sản và rất nhiều lần bị đàn áp đánh đập, bà Cấn Thị Thêu xứng đáng được tuyên dương là một tấm gương đấu tranh cho nhân quyền một cách ôn hòa nhưng cương quyết cho dân oan tại Việt Nam ngày nay nói riêng và cho toàn dân Việt Nam nói chung.
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave
Westminster, CA 92683 - USA
Tel: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Website: http://www.vietnamhumanrights.net
Facebook: https://www.facebook.com/mlnqvn
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
GS Chu Hảo mắng các đại biểu Quốc hội !
GS Chu Hảo: QUÝ VỊ ĐÓN KẺ XÂM LƯỢC RỒI CHO NÓ ĐĂNG ĐÀN QUỐC HỘI, QUÝ VỊ CÓ THẤY HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN KHÔNG?
Thư ngỏ
Kính gửi các ĐBQH: Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, Lê Nam …
Và các vị khác được các tầng lớp xã hôi dân sự và doanh nhân tín nhiệm.
Thưa quý vị,
Là một cử tri luôn quan tâm đến các hoạt động của Quốc hội, tôi xin chất vấn quý vị những điều sau đây, và mong được hồi âm trên công luận.
1. Vì sao quý vị không có bất kỳ hành động công khai nào phản đối, ngăn chặn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đăng đàn phát biểu tại Quốc hội nước ta, thực chất là với tư cách kẻ xâm lược, đại diện cho bè lũ bá quyền Đại Hán chưa khi nào rời bỏ âm mưu thôn tính Đất nước ta và nô dịch Dân tộc ta?
2. Nếu không ngăn chăn được như đã thấy thì vì sao quý vị không thể bày tỏ thái độ cần có của một ĐBQH của nhân dân, tối thiểu bằng cách bỏ ra ngoài không tham dự, hoặc tham dự và chất vấn trực tiếp dù Chủ tịch đoàn phiên họp cho phép hay không?
3. Tôi tin rằng quý vị không thể vỗ tay hoan nghênh Tập Cận Bình khi ông ta kết thúc bài phát biểu lố bịch ấy. Liệu có bao nhiêu phần trăm Đại biểu Quốc hội không vỗ tay như quý vị đã làm? Nhân dân rất cần được biết điều đó.
4. Quý vị có thấy hổ thẹn với tiền nhân khi cam chịu tham gia đón tiếp long trọng đại diện cho bè lũ xâm lược tại Phòng họp mang tên Diên Hồng- biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm?
5. Sau hết, các vị có thể công khai bày tỏ thái độ của mình đối với bài phát biểu lươn lẹo, thâm độc và ngang ngược của Tập Cận Bình tại phòng Diên Hồng, và sau đó một ngày tại Singapore, để chúng tôi được hy vọng tiếp tục đặt niềm tin vào quý vị, những đại biểu hiếm hoi đã từng dám tự do biểu đạt chính kiến của mình trong một Quốc Hôi thiếu dân chủ, không thật sự do nhân dân tự nguyện bầu ra này.
Xin quý vị hãy lên tiếng! Trân trọng cám ơn!
Chu Hảo,
Hà Nội
Thư ngỏ
Kính gửi các ĐBQH: Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, Lê Nam …
Và các vị khác được các tầng lớp xã hôi dân sự và doanh nhân tín nhiệm.
Thưa quý vị,
Là một cử tri luôn quan tâm đến các hoạt động của Quốc hội, tôi xin chất vấn quý vị những điều sau đây, và mong được hồi âm trên công luận.
1. Vì sao quý vị không có bất kỳ hành động công khai nào phản đối, ngăn chặn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đăng đàn phát biểu tại Quốc hội nước ta, thực chất là với tư cách kẻ xâm lược, đại diện cho bè lũ bá quyền Đại Hán chưa khi nào rời bỏ âm mưu thôn tính Đất nước ta và nô dịch Dân tộc ta?
2. Nếu không ngăn chăn được như đã thấy thì vì sao quý vị không thể bày tỏ thái độ cần có của một ĐBQH của nhân dân, tối thiểu bằng cách bỏ ra ngoài không tham dự, hoặc tham dự và chất vấn trực tiếp dù Chủ tịch đoàn phiên họp cho phép hay không?
3. Tôi tin rằng quý vị không thể vỗ tay hoan nghênh Tập Cận Bình khi ông ta kết thúc bài phát biểu lố bịch ấy. Liệu có bao nhiêu phần trăm Đại biểu Quốc hội không vỗ tay như quý vị đã làm? Nhân dân rất cần được biết điều đó.
4. Quý vị có thấy hổ thẹn với tiền nhân khi cam chịu tham gia đón tiếp long trọng đại diện cho bè lũ xâm lược tại Phòng họp mang tên Diên Hồng- biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm?
5. Sau hết, các vị có thể công khai bày tỏ thái độ của mình đối với bài phát biểu lươn lẹo, thâm độc và ngang ngược của Tập Cận Bình tại phòng Diên Hồng, và sau đó một ngày tại Singapore, để chúng tôi được hy vọng tiếp tục đặt niềm tin vào quý vị, những đại biểu hiếm hoi đã từng dám tự do biểu đạt chính kiến của mình trong một Quốc Hôi thiếu dân chủ, không thật sự do nhân dân tự nguyện bầu ra này.
Xin quý vị hãy lên tiếng! Trân trọng cám ơn!
Chu Hảo,
Hà Nội
Đường sắt Nhổn - Ga Hà nội đang bị nhà thầu ngoại đòi phạt 40 triệu đô !
Đường sắt trên cao: Nhà thầu ngoại đòi phạt 40 triệu USD
03:05 | 10/11/2016
- Dự án triển khai gói thầu số 3 thi công hầm và ga ngầm đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội bị nhà thầu đòi phạt tới 40 triệu USD.
Nhà thầu là liên danh Hyundai E&C - Ghella JV - một trong những nhà thầu ngoại của dự án đường sắt đô thị Hà Nội.
Đơn vị này vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội yêu cầu điều chỉnh tăng phí hợp đồng thực hiện gói thầu số 3 hầm và ga ngầm do chủ đầu tư chậm trễ bàn giao mặt bằng.
Số tiền nhà thầu đòi bổ sung lên tới 40 triệu USD, tương đương trên 800 tỉ đồng.
Dự án đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đang đối mặt với mức phạt 40 triệu USD do Hà Nội chậm bàn giao mặt bằng |
Vì sao nhà thầu đề xuất phạt?
Ngày 30/10/2015, liên danh Hyundai E&C - Ghella JV trúng thầu thi công gói thầu số 3 và đã kí với Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) hợp đồng thầu hầm và các ga ngầm.
Ngày 6/9/2016, nhà thầu gửi văn bản cho chủ đầu tư đính kèm bản thảo biên bản ghi nhớ trong đó khẳng định nhiều mốc thời hạn bàn giao mặt bằng công trường từng phần và giai đoạn 1 của kế hoạch di dời các công trình ngầm nổi đã hết hạn. Chi phí ảnh hưởng của kế hoạch thi công sơ bộ sẽ phải được sửa đổi cho phù hợp.
Theo quan điểm của nhà thầu, phần “Chi phí điều chỉnh thời gian hoàn tất” sẽ được điều chỉnh với giá trị 84.600 USD/ngày nhân với 10 tháng (303 ngày) để tính toán phí tổn bổ sung do thời gian bị kéo dài hơn so với kế hoạch.
Khoản phí bổ sung sẽ là 25,6 triệu USD. Về chi phí bổ sung do sự trùng lặp giữa thứ tự của các công trình và các giai đoạn di dời công trình hạ tầng kĩ thuật cũng được tạm tính 8.509 USD/ngày nhân với 438 ngày (cho 4 ga tầu) bằng 3,7 triệu USD.
Ngoài ra, nhà thầu JV còn đòi thêm khoản chi phí “chậm trễ ngày bắt đầu” khoảng 180 ngày với giá 46.500 USD/ngày tương đương với 11 triệu USD.
Tổng mức phí bổ sung mà nhà thầu đòi chủ đầu tư khoảng 40 triệu USD.
Trao đổi với VietNamNet hôm qua, ông Nguyễn Cao Minh - Trưởng ban quản lý MRB cho biết: Văn bản trên chỉ thể hiện quan điểm chủ quan của nhà thầu, chưa có sự thương thảo với chủ đầu tư.
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016
Việt nam tự tử bằng chất thải ?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận hôm 3/11 nói nếu cho phép một công ty nhiệt điện ở tỉnh đổ chất thải xuống biển, việc này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Theo báo chí Việt Nam, mới đây, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 đã xin phép nhà chức trách đổ chất thải từ việc nạo vét luồng lạch xuống biển.
Hồ sơ xin phép nói lượng chất thải từ quá trình nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu, khu nước trước bến phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ lên đến hơn 1,5 triệu mét khối. Công ty đề xuất được đổ chất thải ra biển. Địa điểm đổ cách đất liền khoảng 3 hải lý (5,5 kilomet) và khá gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau, một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam.
Tin cho hay sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận nói việc đổ thải với khối lượng lớn xuống biển “sẽ ảnh hưởng đến môi trường Khu bảo tồn sinh thái biển Hòn Cau cũng như hoạt động hàng hải tuyến ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận”.
Báo Giao thông viết: “Những tác động của việc đổ thải đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau là có thể xảy ra nên Sở TN&MT đề nghị không thực hiện chôn dưới biển mà tìm phương án khác...”
Ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phân tích với VOA về các yếu tố gây ô nhiễm liên quan đến nhà máy nhiệt điện:
“Vận chuyển than và chất thải của nhiệt điện ra thì trong đó có các loại ô nhiễm là lưu huỳnh, sun-phua, chì, rồi cadmium. Những cái đó là độc hại. Nếu lâu ngày sẽ ngấm xuống, sẽ tồn lưu trong bùn của các luồng lạch. Về mặt đổ chất nạo vét bùn thải các luồng lạch ra biển, theo tôi biết, về mặt luật pháp nhà nước có quy định rất rõ ràng. Ví dụ, không được đổ trong vòng 6 hải lý. Trước đây là trong vòng 12 hải lý, 3-4 cây số là không được phép. Đổ ra biển như vậy tất nhiên cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, và phải đổ ra xa nó khuếch tán được lâu. Nói chung, hóa chất độc hại thì không được đổ ra biển, theo tôi là như thế”.
Theo các nguồn chính thống, khu bảo tồn biển Hòn Cau - có diện tích 12.500 ha - là nơi có hệ sinh thái biển phong phú. Điểm đặc biệt của Hòn Cau là quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 kilomet với gần 234 loại san hô.
Một số nhà khoa học cảnh báo việc đổ thải với số lượng lớn cách đất liền chỉ 3 hải lý sẽ gây chết san hô, các loại thủy sinh khác sẽ bị diệt vong. Hệ quả là Khu bảo tồn Hòn Cau - được thành lập từ năm 2008 - có thể bị xoá sổ.
Hồi trung tuần tháng 9, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Thuận, nhận định với báo chí rằng do ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân và các dự án khác, việc khu bảo tồn Hòn Cau bị xóa sổ “chỉ còn là vấn đề thời gian”.
Cùng thời gian đó, báo chí dẫn lời ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết “Nước thải ở các nhà máy nhiệt điện thường thải ra với nhiệt độ cao, điều này cũng đồng nghĩa những rạn san hô và các loài thủy sinh sẽ bị tác động trực tiếp, đe dọa sự sống còn”.
-- Chia sẻ tin tức của VOA Tiếng Việt để mọi người có thông tin mới nhất về tình hình Việt Nam và thế giới bạn nhé! --
(Nếu bạn đang vào Facebook trên điện thoại, hãy bấm vào hình có biểu tượng tia sét bên dưới để đọc tin tức và xem thêm các hình ảnh, video của VOA!)
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://peerpurge.pw hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa)
Theo báo chí Việt Nam, mới đây, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 đã xin phép nhà chức trách đổ chất thải từ việc nạo vét luồng lạch xuống biển.
Hồ sơ xin phép nói lượng chất thải từ quá trình nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu, khu nước trước bến phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ lên đến hơn 1,5 triệu mét khối. Công ty đề xuất được đổ chất thải ra biển. Địa điểm đổ cách đất liền khoảng 3 hải lý (5,5 kilomet) và khá gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau, một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam.
Tin cho hay sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận nói việc đổ thải với khối lượng lớn xuống biển “sẽ ảnh hưởng đến môi trường Khu bảo tồn sinh thái biển Hòn Cau cũng như hoạt động hàng hải tuyến ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận”.
Báo Giao thông viết: “Những tác động của việc đổ thải đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau là có thể xảy ra nên Sở TN&MT đề nghị không thực hiện chôn dưới biển mà tìm phương án khác...”
Ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phân tích với VOA về các yếu tố gây ô nhiễm liên quan đến nhà máy nhiệt điện:
“Vận chuyển than và chất thải của nhiệt điện ra thì trong đó có các loại ô nhiễm là lưu huỳnh, sun-phua, chì, rồi cadmium. Những cái đó là độc hại. Nếu lâu ngày sẽ ngấm xuống, sẽ tồn lưu trong bùn của các luồng lạch. Về mặt đổ chất nạo vét bùn thải các luồng lạch ra biển, theo tôi biết, về mặt luật pháp nhà nước có quy định rất rõ ràng. Ví dụ, không được đổ trong vòng 6 hải lý. Trước đây là trong vòng 12 hải lý, 3-4 cây số là không được phép. Đổ ra biển như vậy tất nhiên cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, và phải đổ ra xa nó khuếch tán được lâu. Nói chung, hóa chất độc hại thì không được đổ ra biển, theo tôi là như thế”.
Theo các nguồn chính thống, khu bảo tồn biển Hòn Cau - có diện tích 12.500 ha - là nơi có hệ sinh thái biển phong phú. Điểm đặc biệt của Hòn Cau là quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 kilomet với gần 234 loại san hô.
Một số nhà khoa học cảnh báo việc đổ thải với số lượng lớn cách đất liền chỉ 3 hải lý sẽ gây chết san hô, các loại thủy sinh khác sẽ bị diệt vong. Hệ quả là Khu bảo tồn Hòn Cau - được thành lập từ năm 2008 - có thể bị xoá sổ.
Hồi trung tuần tháng 9, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Thuận, nhận định với báo chí rằng do ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân và các dự án khác, việc khu bảo tồn Hòn Cau bị xóa sổ “chỉ còn là vấn đề thời gian”.
Cùng thời gian đó, báo chí dẫn lời ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết “Nước thải ở các nhà máy nhiệt điện thường thải ra với nhiệt độ cao, điều này cũng đồng nghĩa những rạn san hô và các loài thủy sinh sẽ bị tác động trực tiếp, đe dọa sự sống còn”.
-- Chia sẻ tin tức của VOA Tiếng Việt để mọi người có thông tin mới nhất về tình hình Việt Nam và thế giới bạn nhé! --
(Nếu bạn đang vào Facebook trên điện thoại, hãy bấm vào hình có biểu tượng tia sét bên dưới để đọc tin tức và xem thêm các hình ảnh, video của VOA!)
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://peerpurge.pw hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)